Mô phỏng diễn biến mặn trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cho kịch bản lấy nước ngược từ sông Thái Bình
29/01/2024Nghiên cứu tập trung vào mô phỏng diễn biến độ mặn trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải ứng với trong trường hợp lấy nước ngược từ sông Thái Bình. Chuỗi số liệu mực nước và độ mặn thực đo tại cống Cầu Xe và An Thổ trong thời kỳ từ 18-12-2020 đến 15-1-2021 được sử dụng để đánh giá chi tiết mối tương quan giữa độ mặn và mực nước sử dụng phân tích sóng con (wavelet analysis). Độ mặn tại An Thổ có mối tương quan chặt chẽ với mực nước trong khoảng thời gian 1 giờ đối với triều kém và 0,5 giờ đối với triều cường, trong khi đó giá trị trên là khoảng 2 giờ tại vị trí cống Cầu Xe. Module lan truyền chất của mô hình MIKE 11 đã được áp dụng để mô phỏng diễn biến mặn trong hệ thống ứng với kịch bản lấy nước ngược từ sông Thái Bình qua cống Cầu Xe và An Thổ với độ mặn tương ứng trong thời kỳ nêu trên. Kết quả mô phỏng thể hiện rằng xâm nhập mặn trong hệ thống truyền sâu vào trong nội đị trên sông chính Cửu An khoảng 24,92km, trong khi đó xâm nhập mặn tính toán trên sông Đình Đào là khoảng 18,90 km. Tại vị trí ngã ba nhập lưu giữa kênh Cầu Xe và kênh An Thổ, ngã ba nhập lưu giữa sông Đình Đào và sông Cửu An, giá trị độ mặn tính toán lần lượt bằng 0,5 và 0,35 PSU. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của hệ số khuếch tán đến quá trình lan truyền mặn trong hệ thống cũng được đề cập đến trong nghiên cứu này
1. GIỚI THIỆU CHUNG
2. HỆ THỐNG THỦY LỢI BẮC HƯNG HẢI VÀ DỮ LIỆU THU THẬP
2.1. Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
2.2 Dữ liệu thu thập
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu về module lan truyền mặn của mô hình MIKE 11
3.2. Thiết lập mô hình MIKE 11 cho hệ thống nghiên cứu
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Quan hệ giữa độ mặn và mực nước
4.2. Kết quả mô phỏng diễn biến mặn trong hệ thống ứng với kịch bản lấy nước ngược
5. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Woody C., Shih E., Miller J., Royer T., Atkinson L.P., Moody R.S. 2000. Measurements of salinity in the coastal ocean: a review of requirements and technologies. Marine Technology Society Journal, 34(2): 26-33.
[2] Kantrikronm R., Anousontpornperm S., Thanachit S., Wiriyakitnateekul W. 2020. Water stable aggregate distribution of lowland, humid, tropical salt-affected soils. Agriculture and Natural Resources, 54: 255-264.
[3] Lavery P., Pattiaratchi C., Wyllie A., Hick P. 1993. Water quality monitoring in estuarine –waters using the Landsat Thematic Mapper. Remote sensing of Environment, 46: 268-280.
[4] Chien Pham Van, Giang Nguyen-Van, Nguyen Thi Van, Le Van Chin, Doanh Nguyen-Ngoc, Drogoul Alexis (2018). Modelling water flow in the Bac Hung Hai Irrigation System. Proceedings of International Symposium on Lowland Technology 2018, September 26-28, 2018, Hanoi, Vietnam, trang 1-8.
[5] Trần Tuấn Thạch (2023). Diễn biến mực nước trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải ứng với các kịch bản suy giảm nguồn nước từ cống đầu mối Xuân Quan. Tap chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, Số 78 (tháng 6/2023), 102-110.
[6] DHI (2014). MIKE 11 – A modelling system for rivers and channels. 544 Trang.
________________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Mô phỏng diễn biến mặn trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cho kịch bản lấy nước ngược từ sông Thái Bình
Trần Tuấn Thạch
Trường Đại học Thuỷ lợi
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: