TextBody
Huy chương 2

Một số giải pháp chuyển nước ngọt cho vùng phía Nam Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu

11/05/2015

Việc cấp nước ngọt cho một số vùng ven biển xa nguồn nước ngọt vùng Bán đảo Cà Mau, đặc biệt là vùng Nam Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu đã được quan tâm từ lâu, được nêu ra trong nhiều tài liệu ngành thủy lợi, nông nghiệp. Tuy vậy giải pháp kỹ thuật để giải quyết vấn đề này còn chưa được nghiên cứu nhiều. Bài báo này sẽ đề cập đến các giải pháp cấp nước ngọt cho vùng Nam Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu

I. MỞ ĐẦU

Vùng Nam Quốc lộ 1A, tỉnh Bạc Liêu là một vùng đất rộng lớn, giàu tiềm năng đối với sản xuất nông nghiệp và thủy sản, đặc biệt là thủy sản [6,7,8].  Do đây là vùng thấp, ven biển Đông, triều hoạt động mạnh với biên độ đạt đến 3,5-4m, kênh rạch khá dày nên bị xâm nhập mặn nặng nề, kéo dài quanh năm. Sản xuất trong vùng này trước đây chủ yếu là một vụ lúa trong mùa mưa, còn mùa khô không có nguồn ngọt [1,2,3,4]. Do đó hiệu quả sản xuất rất thấp, sản xuất bị đình trệ. Từ sau 1992, vùng này đã được nghiên cứu chuyển sang nuôi trồng thủy sản nước lợ (tôm sú), và sau đó đến 1999 gần như chuyển hẳn sang nuôi tôm. Mô hình chuyên tôm vùng này đang gặp một trở ngại rất lớn, đó là rủi ro rất cao do tôm bệnh, thường là trên diện rộng và thiếu nguồn ngọt để pha loãng nguồn nước mặn cho tôm phát triển (trên thực tế, vào mùa khô không có nguồn ngọt pha loãng, nước mặn có thể đạt tới 32-37g/l vào lúc nắng nóng bốc hơi cao, vượt xa giới hạn thích hợp phát triển của tôm). 

Theo kinh nghiệm hiện nay, mô hình canh tác ven biển có tính bền vững cao là tôm lúa luân canh. Theo mô hình này, trong mùa khô nuôi tôm, sang mùa mưa trồng lúa. Mô hình này nếu áp dụng vào vùng nghiên cứu là hoàn toàn thuận lợi, nếu có thể kiểm soát được nước mặn và ngọt. Trên thực tế, hệ thống thủy lợi trong vùng này trước đây là hệ thống cống bao trên tuyến đê biển, ngăn mặn để trồng lúa, gần đây bỏ ngỏ tự do để nuôi tôm, gần như không kiểm soát. Khi có nguồn ngọt chủ động hơn, chẳng hạn chuyển ngọt từ vùng ngọt hóa về, lúc đó cần thiết lập hệ thống công trình thủy lợi phù hợp cho sản xuất với nhiều mô hình khác nhau, chẳng hạn tôm lúa luân canh, chuyên nông nghiệp,...

Trong những năm gần đây, để phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội và ổn định cuộc sống của nhân dân trong vùng, tỉnh Bạc Liêu nhiều lần đề nghị cần có biện pháp cấp nước ngọt cho vùng phía Nam QL1A tỉnh Bạc Liêu. Đây thực sự là một đề nghị nhằm tạo ra động lực mới cho phát triển ở vùng này. Dưới đây xin trình bày một vài nghiên cứu mới, nhằm giới thiệu một số giải pháp chuyển nước ngọt cho vùng Nam QL1A.

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC NGỌT CHO VÙNG NAM QUỐC LỘ 1A TỈNH BẠC LIÊU

2.1. Nguồn nước ngọt

2.2. Các giải pháp công trình chuyển nước

2.3. Đặc điểm các giải pháp chuyển nước

III. KẾT LUẬN


Chi tiết bài báo xem tại đây: Một số giải pháp chuyển nước ngọt cho vùng phía Nam Quốc lộ 1A tỉnh Bạc Liêu

Tác giả: GS.TS. Tăng Đức Thắng
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: