Một số giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước vùng Tây Nguyên
10/09/2018Tây Nguyên, với thế mạnh về lâm nghiệp không vùng nào sánh bằng, ngoài ra vùng đất này còn có nhiều tiềm năng kinh tế lớn khác nữa, trong đó có nhiều vùng chuyên canh các cây công nghiệp quý hiếm có giá trị xuất khẩu cao (cà phê, tiêu và cao su). Vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng kinh tế của vùng Tây Nguyên là việc tạo nguồn nước và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước. Bài báo giới thiệu một số giải pháp công nghệ thủy lợi phục vụ phát triển bền vững khu vực này, bao gồm: Các giải pháp công nghệ tạo nguồn, các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hợp lý và các giải pháp quản lý hiệu quả nguồn nước.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tây Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên toàn vùng khoảng 54.655,20 km2 là một trong 2 vùng sản xuất hàng hoá nông sản xuất khẩu lớn nhất của cả nước sau đồng bằng sông Cửu Long. Mặc dù dân số toàn vùng chỉ vào khoảng 5.374.00 người, nhưng là vùng có nhiều tiềm năng ưu thế để phát triển kinh tế và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển KTXH và an ninh quốc phòng của đất nước.
Về phân bố sử dụng đất, đất nông nghiệp đang sử dụng khoảng 1.617.967 ha, lâm nghiệp khoảng 3.050.295 ha. Vùng kinh tế Tây Nguyên, ngoài thế mạnh về lâm nghiệp không một vùng nào sánh bằng, nó còn có nhiều tiềm năng kinh tế to lớn khác nữa. Trong đó có nhiều vùng chuyên canh các cây công nghiệp quý hiếm có giá trị xuất khẩu cao (cà phê, tiêu và cao su). Vấn đề quan trọng nhất ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng kinh tế của vùng Tây Nguyên là việc tạo nguồn nước và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước. Trong nhiều năm qua, Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm giải quyết vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được giải quyết một cách căn cơ.
Các công trình tạo nguồn nước ở khu vực Tây Nguyên chủ yếu là các hồ chứa vừa và nhỏ. Trong những năm trước đây các công trình này được xây dựng chủ yếu nhằm mục đích phục vụ tưới cho lúa, cà phê và một số loại cây trồng khác. Tuy nhiên, qua quá trình thực tế khai thác, vận hành, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, đa dạng của các ngành kinh tế, xã hội trong khu vực đã nảy sinh các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Ngoài nhiệm vụ cấp nước tưới, các hồ chứa vừa và nhỏ hiện nay còn kết hợp với nhiệm vụ cấp nước cho công nghiệp, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, cải tạo môi trường... Do đặc điểm tự nhiên và đặc thù của vùng, các công trình hồ chứa ở Tây Nguyên đã được xây dựng với số lượng khá lớn, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn về kinh tế nên không được thường xuyên nâng cấp hoàn chỉnh để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng cao của các đối tượng dùng nước dẫn đến các công trình thủy lợi (CTTL) hồ chứa vừa và nhỏ ở Tây Nguyên chưa phát huy hết hiệu quả khai thác so với tiềm năng vốn có. Do vậy, các biện pháp nâng cao hiệu quả khai thác tổng hợp (KTTH) các CTTL hồ chứa vừa và nhỏ là vấn đề quan trọng, cấp thiết.
Vì vậy, việc chuyển giao ứng dụng các công nghệ mới trong xây dựng, quản lý, khai thác sự dụng hiệu quả nguồn nước có một ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KTXH của vùng . Các giải pháp Thủy lợi bao gồm: Các giải pháp công nghệ tạo nguồn, các giải pháp sử dụng tiết kiệm, hợp lý và các giải pháp quản lý hiệu quả nguồn nước.
2. ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÙNG TÂY NGUYÊN
2.1. Tài nguyên nước mặt
2.2. Tài nguyên nước ngầm
2.3. Tình hình hạn hán
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
3.1. Các giải pháp, công nghệ tạo nguồn
3.2. Các giải pháp, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] . Đoàn Văn Cánh, 2010. Báo cáo tổng hợp kết quả KHCN đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng giải pháp lưu giữ nước vào lòng đất phục vụ chống hạn và bảo vệ TNN dưới đất vùng Tây Nguyên”;
[2]. Đặng Hoàng Thanh và nnk, Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực hồ chứa vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và phát triển bền vững TNN vùng Tây Nguyên”, mã số TN3/T30;
[3]. Tăng Đức Thắng, Nghiên cứu các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa vừa và lớn các tỉnh đông Nam Bộ & Tây Nguyên, Đề tài KHCN cấp bộ, Hà Nội 9/2006.
[4]. Viện Quy hoạch Thủy lợi, Tổng cục Thủy lợi, 2013. Báo cáo tóm tắt, dự án “Quy hoạch tổng thể thuỷ lợi vùng Tây Nguyên”;
[5]. Viện KHTL Việt Nam, 2014. Tài liệu điều tra hiện trạng công trình hồ chứa vừa và nhỏ trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Xem bài báo tại đây: Một số giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước vùng Tây Nguyên
Tác giả:
Trần Đình Hòa, Nguyễn Thanh Bằng
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: