TextBody
Huy chương 2

Một số kết quả nghiên cứu rủi ro về người do ngập lụt lưu vực sông Kiến Giang và sông Long Đại tỉnh Quảng Bình

18/12/2017

Nghiên cứu rủi ro do ngập lụt tại vùng cửa sông và ven bờ được quan tâm tại nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, vấn đề nghiên cứu về rủi ro do ngập lụt chỉ mới bắt đầu trong những năm gần đây, trong quá khứ công tác quản lý ngập lụt bao gồm biện pháp công trình và phi công trình rất được chú trọng. Hiện nay việc xây dựng bản đồ ngập lụt được thể hiện qua việc xây dựng bản đồ rủi ro do ngập lụt. Trong khuôn khổ bài báo trình bày một số kết quả việc xây dựng bản đồ rủi ro về người cho lưu vực sông Kiến Giang và sông Long Đại - tỉnh Quảng Bình.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế giới hiện nay đang phải đương đầu với các thảm họa ngày một gia tăng do thiên nhiên đem lại, đặc biệt là bão, lũ với cường độ và tần suất ngày càng lớn [9]. Những tác động và hậu quả mang lại rất lớn, đặc biệt đối với nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ. Theo ước tính, ở nước ta hàng năm bão, lũ đã gây thiệt hại khoảng 1,5% GDP do bão, lũ và cướp đi sinh mạng của nhiều người [2].

Miền Trung là khu vực hàng năm thường phải có khoảng 3 - 4 trận lũ xuất hiện trên các sông; thời gian truyền lũ rất nhanh, ngập lụt xảy ra khi có mưa lớn chỉ sau từ 2 - 8 giờ; thời gian duy trì ngập lụt ngắn; cường suất lũ rất lớn, thay đổi theo từng đoạn sông và từng trận lũ; biên độ, độ sâu ngập lụt cao, trung bình từ 2 - 3m. Trong một số trận lũ đặc biệt lớn biên lũ có thể lên đến 4-5m; thời gian lũ lên rất ngắn từ 1 - 3 ngày ([6], [7]) gây ra ngập lụt nghiêm trọng ở vùng hạ lưu.

Vùng duyên hải miền Trung là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai. Thực tiễn cho thấy đây là khu vực đang chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các loại hình thiên tai, hiểm họa bao gồm: bão lũ, ngập lụt và nước dâng. Theo kết quả điều tra, thu thập tình hình lũ bão và thiệt hại của các Tỉnh ven biển Miền Trung 5 năm gần đây như bảng 1.

Ở nước ta trong những năm gần đây việc nghiên cứu tính toán và xây dựng các bản đồ ngập lụt đã được quan tâm ở các mức độ chi tiết khác nhau ([8] , [10]). Ví dụ việc tính toán và xây dựng các bản đồ rủi ro do ngập lụt cho khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế với tỷ lệ 1/250.000 đã thực hiện theo nội dung đề tài cấp tỉnh ([11]). Các kết quả trên đều quan tâm đến việc cảnh báo những khu vực có nguy cơ ngập sâu ở các mức độ khác nhau, vận tốc dòng chảy v.v…Tuy nhiên tỷ lệ bản đồ nhỏ và nguồn số liệu phục vụ tính toán còn nhiều hạn chế, do vậy các kết quả còn nhiều hạn chế trong việc ứng dụng thực tế. Trong bài báo này sẽ giới thiệu một số kết quả tính toán xây dựng bản đồ rủi do về người do ngập lụt vùng ven biển cửa sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình.

II. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN RỦI RO DO NGẬP LỤT

II.1. Cơ sở khoa học

II.2. Phương pháp đánh giá rủi ro về người

III. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]            Frank Messner, Edmund Penning-Rowsell, Colin Green, Volker Meyer, Sylvia Tunstall, Anne van der Veen, 2007. Evaluating  flood  damages:  guidance  and  recommendations  on principles and methods. FLOODsite, Report number: T09-06-01.

[2]            Government of Socialist Republic of Vietnam and Government of The Netherlands, 1996. Vietnam Coastal Zone Vulnerability Assessment, Final Report.

[3]            H. de Moel, J. van Alphen, and J.C.J.H. Aert, 2009. Flood maps in Europe – methods, availability and use. Nat. Hazards Earth Syst. Sci. 9, 289-301, 2009.

[4]            Jean – Francois Desprats et al., 2010, A ‘coastal-hazard GIS’ for Sri Lanka. J. Coast Consrv (2010) 14:21-31.

[5]            Jonkman S.N. at al., 2009. Loss of life Caused by flooding of New Orleans After Hurricane Katrina: Analysis of the Relationship Between Flood Characteristics and Mortality. Risk Analysis, Vol. 29, No 5, 2009.

[6]            Nguyễn Văn Cư, 2000. Một số nhận định về trận lũ từ ngày 1-6/11/1999 vùng Trung bộ và kiến nghị một số giải pháp cấp bách khắc phục sau lũ lụt. Tuyển tập báo cáo hội nghị: “Khoa học, công nghệ dự báo và phục vụ dự báo khí tượng thủy văn”, tập 2, Hà Nội.

[7]            Nguyễn Văn Cư, 2001.  Xây dựng seri bản đồ phân vùng ngập lụt tỉnh Thừa Thiên Huế. Báo cáo tổng kết đề tài cấp TTKHTN&CNQG, Hà Nội.

[8]            Trần Ngọc Anh, 2011. Xây dựng bản đồ ngập lụt hạ lưu các sông Bến Hải và Thạnh Hãn, tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học tự nhiên và công nghệ 27.

[9]            Trương Văn Bốn, 2014. Nghiên cứu rủi ro tổng hợp (ngập lụt, xói lở, bồi lắng) do lũ, bão đối với cửa sông và ven bờ biển các tỉnh miền Trung và đề xuất các giải pháp giảm thiểu. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ.

[10]        Trần Thục và nnk, 2014. Tính toán nguy cơ gây ngập bởi nước biển dâng do siêu bão. Tạp chí KTTV, tháng 3, 2014.

[11]        Nguyễn Thị Việt Liên, 2010. Đánh giá mức độ rủi ro vùng bờ tỉnh Thừa Thiên - Huế do nước biển dâng và xây dựng phần mềm trợ giúp ra quyết định. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh, 2010.

[12]    Vrijling, J.K. at al, 1998. Acceptable risk as a basic for design. Journal of Reliability Engineering and System Safty, pp 141-150. Elsevier.


Xem bài báo tại đây: Một số kết quả nghiên cứu rủi ro về người do ngập lụt lưu vực sông Kiến Giang và sông Long Đại tỉnh Quảng Bình

Tác giả:

Trương Văn Bốn, Vũ Văn Ngọc, Phạm Thị Hân, Vũ Phương Quỳnh
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Nguyễn Minh Hiền
Trường Đại học Huế

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: