TextBody
Huy chương 2

Một số kết quả tính toán dòng chảy tối thiểu cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn theo cách tiếp cận tổng hợp các yếu tố thủy văn, thủy lực và sinh thái

16/11/2020

Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự sống, sức khỏe của con người và hệ sinh thái, là nhân tố quan trọng bậc nhất của mọi quốc gia trong phát triển kinh tế - xã hội...

Việc xác định dòng chảy tối thiểu (DCTT) nhằm đảm bảo ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm cho hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong bài báo này, tác giả trình bày một số kết quả tính toán dòng chảy tối thiểu cho hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn theo cách tiếp cận tổng hợp các yếu tố thủy văn, thủy lực và sinh thái.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có 108 lưu vực sông (LVS), trong đó 10 LVS có diện tích trên 10.000 km2. Vu Gia – Thu Bồn (VG-TB) là hệ thống sông lớn ở vùng duyên hải miền Trung với tổng diện tích lưu vực 10.350 km2. Trên lưu vực hiện có 761 công trình thủy lợi cung cấp nước tưới cho khoảng 40 ngàn ha đất canh tác, cùng nhiều công trình khai thác tài nguyên nước phục vụ phát triển công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cấp nước phục vụ dân sinh, đặc biệt những năm gần đây đã có nhiều công trình thủy điện lớn trên lưu vực được xây dựng mới và đưa vào sử dụng. Việc chuyển nước của thủy điện Đắk Mi 4 từ sông Vu Gia sang sông Thu Bồn khiến dòng chảy kiệt trên sông Vu Gia suy giảm mạnh, mực nước hạ thấp, mặn xâm nhập cao ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các nhà máy cấp nước sinh hoạt cho TP. Đà Nẵng, các trạm bơm lấy nước tưới dọc sông...

Vì thế, việc nghiên cứu xác định dòng chảy tối thiểu cho hệ thống sông VG - TB để duy trì dòng sông bảo đảm cho sự phát triển bình thường của các hệ s inh thái và bảo đảm mức tối thiểu cho các hoạt động khai thác phục vụ phát triển các ngành kinh tế là hết sức quan trọng.

Trong bài báo này, tác giả trình bày một số kết quả tính toán dòng chảy tối thiểu cho hệ thống sông VG – TB theo cách tiếp cận tổng hợp các yếu tố thủy văn, thủy lực và sinh thái.

2. GIỚI THIỆU VỀ LƯU VỰC SÔNG VU GIA - THU BỒN

3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY TỐI THIỂU CHO HỆ THỐNG SÔNG VU GIA – THU BỒN

4.1. Xác định kiểm kiểm soát dòng chảy tối thiểu

4.2. Tính toán các thành phần dòng chảy tối thiểu

5. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Văn Tỉnh, Nguyễn Quang Trung, Đề tài cấp nhà nước Nghiên cứu xác định khả năng chịu tải và dòng chảy tối thiểu của sông Vu Gia – Thu Bồn, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, 2013-2015.

[2] Ngô Đình Tuấn, Đánh giá dòng chảy tối thiểu ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường số 48, 2015.

[3] Luật tài nguyên nước 2012.

[4] Arthington.A.H, Environmental flow: Saving River in the third Millennium, 2012. University of California Press, Berkeley and Los Angeles, California, USA.

[5] Christopher J.Gipple and Michael J.Stewardson, Use of wetted perimeter in defining minimum environmental flows, 1998. Regulated rivers: Research and management.

[6] IUCN: The essentials of environmental flows, 2003.


Xem bài báo tại đây: Một số kết quả tính toán dòng chảy tối thiểu cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn theo cách tiếp cận tổng hợp các yếu tố thủy văn, thủy lực và sinh thái
 

Nguyễn Thị Kim Dung
Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường

                                                                                                             TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: