TextBody
Huy chương 2

Một số nghiên cứu tiêu biểu về dòng biến lượng và máng tràn bên

19/08/2021

Đường tràn ngang là loại công trình tháo lũ tiêu biểu của loại đập vật liệu địa phương khi địa hình nhỏ hẹp không thể bố trí loại tràn dọc. Loại công trình thủy lực máng tràn bên của đường tràn ngang trong công trình hồ chứa nước đã được các nhà thủy lực học quan tâm nghiên cứu từ những năm đầu của thế kỷ XX. Dòng chảy trong máng tràn bên là bài toán tiêu biểu cho dòng chảy có lưu lượng thay đổi dọc theo chiều dòng chính. Công trình đập Hoover trên sông Colorado trên biên giới bang Nevada và Arizona - Mỹ được biết đến là công trình đầu tiên ứng dụng loại đập tràn ngang dựa trên kết quả của dự án nghiên cứu thử nghiệm lớn vào giữa những năm 30 của thế kỷ XX. Bài báo sẽ điểm lại những công trình khoa học đáng chú ý trong nước và thế giới về việc nghiên cứu loại công trình thủy lực này cũng như phương trình dòng biến lượng có lưu lượng tăng dần dọc theo chiều dòng chảy chính. Những thông tin trong bài báo sẽ là tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học nghiên cứu về hiện tượng thủy lực thú vị này.

1. GIỚI THIỆU

2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI

3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hoàng Tư An và cs. (2004), Dòng chảy không gian không ổn định trong hệ thống kênh dẫn hở của trạm Thủy điện, Tạp chí Thủy lợi và Môi trường, số 5.

[2] Beij K. H. (1934), Flow in roof gutters, U.S. Dept. of Commerce, Bureau of Standards: Research Paper RP644, Bureau of Standards J. Res., 12, 193–213.

[3] Camp, T. R., (1940), Lateral spillway channels, Trans. ASCE, vol. 105, p. 606-637.

[4] Chow V.T. (1969) - Spatially varied flow equations - Water resources research, University of Illinois, Urbana, Illinois 61801, Vol. 5, No. 5, p.1124-1128;

[5] Citrini D. (1942), Canali rettangolari con portata e larghezza gradualmente variabili (Rectangular channels with gradually-varied discharge and width). L’Energia Elettrica 19(5), 254-262; 19(6), 297-301 [in Italian].

[6] Nguyễn Văn Cung và cs. (1964), Dòng biến lượng và đập tràn ngang, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật, số 18;

[7] De Marchi G. (1941), Canali con portata progressivamente crescente (Channels with progressively increasing discharge), L’Energia Elettrica, 18(6), 351–360 (in Italian).

[8] Hager W. H. (1983), Open channel hydraulics of flows with increasing discharge, Journal of Hydraulic Research, 21:3, 177-193, DOI: 10.1080/00221688309499413.

[9] Hager W. H. (2009), Hydraulicians in Europe 1800-2000, Vol. 2, © Taylor&Francis group.

[10] Hinds, J. (1926), Side channel spillways: Hydraulic theory, economic factors, and experimental determination of losses. Trans. ASCE, vol. 89, p. 881-939.

[11] Keulegan G. H. (1944), Spatially variable discharge over a sloping plane. Trans. AGU 6, 956-959.

[12] Keulegan G. H. (1952), Determination of critical depth in spatially variable flow, Proc. 2nd Mid-western Conf. Fluid Mechanics, Ohio State University, 67-80.

[13] Kiselev K. G. và nnk., (1984), Sổ tay tính toán thủy lực (bản dịch tiếng Việt), NXB. Nông nghiệp.

[14] Li, W. H. (1955), Open channels with non-uniform discharge. Trans. ASCE 120, 255-280.

[15] Sassoli, F. (1959), Canali collettori laterali a forte pendenza (Side-channels of large bottom slope), L’Energia Elettrica 36(1), 26-39 [in Italian].

[16] Viện Khoa học Thủy lợi, (2005), Sổ tay Kỹ thuật thủy lợi, Phần 2 - Công trình thủy lợi, Tập 2 - B. Công trình tháo lũ, NXB. Nông nghiệp.

[17] Website: https://www.chi-epsilon.org/XEWebGeneral2/About/NHMBio.aspx? MemberId=13

[18] Website: http://wikipedia.org/


Chi tiết bài báo xem tại đây: Một số nghiên cứu tiêu biểu về dòng biến lượng và máng tràn bên

Hoàng Nam Bình
Trường Đại học Giao thông Vận tải

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: