Một số vấn đề về dòng chảy lũ ở đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ trận lũ lớn năm 2011
18/02/2019Lũ 2011 là trận lũ lớn hiếm hoi kể từ năm 2003 đến nay, xảy ra trong điều kiện hạ tầng trên châu thổ (cả Campuchia và Việt Nam) đã có nhiều thay đổi. Trận lũ này cũng đã để lại nhiều câu hỏi còn chưa có lời giải đáp về tính hợp lý của phát triển hạ tầng và sản xuất hiện nay, nhất là vùng ngập lũ. Trong khi đó, việc tổng kết một cách khoa học cũng chưa được thực hiện đủ sâu sắc, làm cho việc đánh giá tương tác lũ-hạ tầng còn nặng về cảm tính, hoặc định lượng ở mức sơ bộ, thiếu phát hiện mới. Bài báo này nhằm cung cấp một số tính toán đánh giá về trận lũ này, giúp cho các nghiên cứu sau này về Đồng bằng được thuận lợi hơn.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích khoảng 4 triệu ha, đóng vị trí đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở nước ta. Hàng năm, phân nửa phía trên của Đồng bằng có lũ từ tháng 7 đến tháng 11, phần còn lại thường chịu xâm nhập mặn từ tháng 1 đến tháng 5.
Lũ trên Đồng bằng liên quan đến một số yếu tố cơ bản như dòng chảy lũ thượng lưu, thủy triều ven biển và chính quá trình phát triển hạ tầng trên Đồng bằng. Thêm vào đó, sự lún sụt Đồng bằng cũng được cho là đang diễn ra đáng kể và có tác động lớn đến ngập, nhất là các vùng ven biển (Cà Mau, Bạc Liêu).
Sau các trận lũ lớn liên tiếp 2000, 2001 và 2002, lũ nhỏ và vừa kéo dài liên tục từ đó đến nay ngoại trừ có một trận lũ lớn 2011. Trong khi trận lũ 2000 đã được quan tâm nghiên cứu cẩn thận trên nhiều phương diện nhất là diễn biến ngập trên Đồng bằng và phân bố dòng chảy lũ trên các tuyến vào-ra, thì lũ 2011 còn chưa được khảo cứu nhiều, trong khi mối quan tâm về trận lũ này cũng rất lớn, nhất là trong điều kiện hạ tầng và sản xuất (đê bao, bờ bao, đường giao thông,...) đang phát triển rất mạnh trên Đồng bằng [1, 2, 4, 5, 6]. Thêm vào đó, trong thời gian gần đây, trên lưu vực sông Mê Công đang phát triển rất mạnh, nhất là thủy điện và các loại hạ tầng khác (như tuyến giao thông ven các sông lớn, ngang qua các vùng ngập lũ), đã tác động nhiều đến dòng chảy lũ về hạ lưu, [1, 2, 7].
Nhằm cung cấp thêm các thông tin kỹ thuật phục vụ cho các kế hoạch phát triển hiện tại và trong tương lai, vấn đề lũ trên Đồng bằng cần được quan tâm nghiên cứu toàn diện bao gồm đặc điểm lũ, các yếu tố tác động đến lũ (phát triển thượng lưu, phát triển hạ tầng trên Đồng bằng, biến đổi khí hậu-nước biển dâng) và quản lý lũ. Với định hướng trên, bài báo sẽ tập trung đánh giá đặc tính thủy động lực lũ 2011 và những vấn đề liên quan đến bức tranh dòng chảy lũ trên Đồng bằng. Chi tiết sẽ được trình bày dưới đây. Các nghiên cứu khác như tác động của các kịch bản hạ tầng trên Đồng bằng đến chế độ lũ, vấn đề quản lý lũ sẽ được trình bày trong những bài báo tiếp theo.
2. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận, phương pháp và công cụ nghiên cứu
2.2. Số liệu
2.3. Xây dựng mô hình toán lũ 2011
2.4. Cân chỉnh mô hình
3. MỘT SỐ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ THẢO LUẬN
3.1. Trường hợp tính toán
3.2. Kết quả tính toán
3.3. Thảo luận
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đề tài cấp Nhà nước ĐTĐL.2012-T/25, 2015: Báo cáo khảo sát điều tra thực tế về hiện trạng thủy lợi và sản xuất vụ Thu Đông các tỉnh ĐBSCL.
[2] Đề tài ĐTĐL.2012-T/25, 2015: Báo cáo khảo sát, điều tra, thu thập số liệu khí tượng thủy văn châu thổ Mê Công.
[3] Dự án Đan Mạch, 2006: Tăng cường năng lực cho các Viện ngành nước của Việt Nam (2001-2006).
[4] Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2011, Một số kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác bền vững vùng Bán Đảo Cà Mau”, 2008-2010.
[5] Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2005, “Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hệ thống thủy lợi ven biển có cống ngăn mặn”- Đề tài cấp Bộ.
[6] Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 2015, Báo cáo tóm tắt “Quy hoạch lũ Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn đến 2020, định hướng đến 2030".
[7] MIKE11 (2011) – Users’ Guide MRC (2005), “Overview of the Hydrology of the Mekong Basin”.
Xem bài báo tại đây: Một số vấn đề về dòng chảy lũ ở đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ trận lũ lớn năm 2011
Tác giả:
Tăng Đức Thắng, Nguyễn Thanh Hải, Vũ Quang Trung
Phạm Văn Giáp, Nguyễn Văn Hoạt
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: