Một số vấn đề về sản xuất lúa vụ thu đông ở Đồng bằng sông Cửu Long
19/12/2018Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa (đặc biệt là vụ Thu Đông) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có những biến động lớn, do sự biến động về nguồn nước, kinh nghiệm sản xuất và khả năng thị trường. Vẫn còn rất nhiều quan điểm về cơ cấu mùa vụ và hiệu quả sản xuất, đặc biệt là lúa, trên các vùng khác nhau, vấn đề chuyển đổi các loại cây/con thay lúa vẫn đang là vấn đề nóng.
Nhằm bổ sung thêm các căn cứ khoa học cho việc xây dựng mùa vụ hợp lý trên đồng bằng, bài báo này sẽ cung cấp một số kết quả nghiên cứu liên quan đến sản xuất lúa, trong đó lúa Thu Đông vùng lũ và sự thay đổi nguồn nước về đồng bằng là những quan tâm chính. Một số vấn đề sâu hơn về nguồn nước trong tương lai sẽ được đề cập trong thời gian tới.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vụ Thu Đông ở ĐBSCL được sản xuất trong mùa mưa lũ, đang được phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Đây là vụ lúa còn nhiều điểm gây tranh cãi trong nhiều năm qua, với hai luồng ý kiến ủng hộ và phản đối với những lập luận khác nhau.
Luồng ý kiến ủng hộ sản xuất lúa vụ Thu Đông vùng ngập lũ cho rằng việc sản xuất trong mùa mưa lũ thuận lợi cả về sản xuất và tiêu thụ, chỉ hạn chế là hạ tầng đê bao cần đảm bảo chống lũ [1, 2, 4]. Hơn nữa, các vùng được bao đê thuận lợi cho phát triển hạ tầng và an sinh, chủ động hơn cho việc chuyển đổi mô hình sản xuất. Luồng ý kiến phản đối cho rằng vụ Thu Đông phát triển sẽ dẫn đến bao đê trên vùng ngập vừa và sâu do đó sẽ có tác động xấu đến chế độ lũ trên đồng bằng, gây ngập kéo dài, xói lở sông kênh, suy thoái và ô nhiễm đất đai. Mặt khác, thu hoạch từ vụ lúa Thu Đông không lớn,...[1,2,4]. Thực tế là, vụ Thu Đông vẫn đang rất phát triển và vẫn đang là mong đợi ở nhiều vùng còn chưa được bao đê sản xuất. Đây là vấn đề rất phức tạp, cần phải được nghiên cứu và trả lời thỏa đáng.
Nhằm có thêm một số thông tin liên quan đến vấn đê trên, bài báo này sẽ làm rõ một số vấn đề về sản xuất vụ Thu Đông trong thời gian qua ở Đồng bằng. Những nghiên cứu tiếp theo sẽ cung cấp thêm các cơ sở khoa học của vụ Thu Đông.
2. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VỤ LÚA THU ĐÔNG VÙNG NGẬP LŨ
2.1. Vụ lúa Thu Đông ở ĐBSCL
2.2. Phân bố và diện tích vụ lúa Thu Đông
2.3. Hiệu quả kinh tế lúa Thu Đông
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ SẢN XUẤT VỤ LÚA THU ĐÔNG VÙNG NGẬP LŨ
3.1. Xu thế về nguồn nước trên Đồng bằng
3.2. Xu thế về cơ cấu mùa vụ
3.3. Một số bất cập cần giải quyết
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đề tài cấp Nhà nước ĐTĐL.2012-T/25, 2015: Báo cáo khảo sát điều tra thực tế về hiện trạng thủy lợi và sản xuất vụ Thu Đông các tỉnh ĐBSCL.
[2] Đề tài ĐTĐL.2012-T/25, 2015: Báo cáo khảo sát, điều tra, thu thập số liệu khí tượng thủy văn châu thổ Mê Công.
[3] Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2011, "Một số kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước:“Nghiên cứu các giải pháp thủy lợi nhằm khai thác bền vững vùng Bán Đảo Cà Mau”, 2008-2010.
[4] Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2005, “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng đê bao, bờ bao vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long”- Đề tài cấp Nhà nước, do Trần Như Hối làm chủ nhiệm.
[5] Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2016, “Nghiên cứu đánh giá tác động của thủy điện dòng chính Mê Công đến Đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp thích ứng”- Đề tài cấp Nhà nước, do Tô Quang Toản làm chủ nhiệm.
[6] Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, 2015, Báo cáo tóm tắt “Quy hoạch lũ Đồng bằng sông Cửu Long"
[7] MRC (2005), “Overview of the Hydrology of the Mekong Basin”.
Xem bài báo tại đây: Một số vấn đề về sản xuất lúa vụ thu đông ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả:
Nguyễn Văn Hoạt, Hoàng Quốc Tuấn, Tăng Đức Thắng
Nguyễn Thanh Hải, Phạm Văn Giáp, Vũ Quang Trung
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: