TextBody
Huy chương 2

Một số vấn đề về xây dựng mô hình quản lý công trình cấp nước tập trung ở Việt Nam

10/03/2017

Tổ chức quản lý khai thác vận hành sau giai đoạn xây dựng là không thể thiếutrongdự án cấp nước tập trung, là nhân tố quan trọng quyết định sự bền vững của công trình. Trong bài viết nàytác giả đã tổng hợp một số quan điểm khoa học khác nhau khi xem xét toàn diện mô hình tổ chức quản lý công trình cấp nước tập trung, bao gồm các khía cạnhkinh tế-xã hội, điều kiện tự nhiên, kỹ thuật-công nghệ, cơ chế - chính sách và xem xét đến thực tiễn ở Việt Nam.Kết quả nghiên cứu đã đề xuất một số vấn đề và giải pháp cần quan tâm trong phát triển tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các hệ thống cấp nước tập trung đã, đang và sẽ xây dựng trong thời gian tới.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự hình thành và phát triển hệ thống sản xuất nước sạch là sự phát triển tất yếu để đáp ứng nhu cầu của con người, Ở Việt Nam, xu hướng phát triển các công trình nước sạch từ những năm 90, với nhiều chính sách ưu đãi của Chính phủ sự hỗ trợcủa các tổ chức quốc tế và tổ chứcphi Chính phủ, đến nay công trình cấp nước tập trung đã và đang được xây dựng hầu hết tại các địa phương trên cả nước.Tuy nhiên song song với việc xây dựng, mở rộng, sửa chữa các công trình cấp nước thì việc phát huy và duy trì sự hoạt động của công trình đang thu hút sự quan tâm rất lớn của Chính phủ và các địa phương. Báo cáo gần đây của Bộ NN&PTNT cho thấy rằng, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinhtrên cả nước tính đến hết năm 2013 đạt 82,5% trong đó tỷ lệ sử dụng nước đạt QC 02/2009/BYT đạt 38,7%, cũng theo báo cáo này, tổng vốn đầu tư trong năm 2013 của chương trình mục tiêu quốc gia là 6.740 tỷ đồng[6].Hiệu suất khai thác của các hệ thống cấp nước tập trung (CNTT) theo báo cáo của một sốtỉnh như Lai Châu (2012) đạt 54,7%, Sơn La (2012) đạt 79,9%, Hòa Bình (2013) đạt 71%, Đắk Lắk(2013) đạt 57%, Kiên Giang(2013) đạt 72%... là cũng đáng ghi nhận. Nhưng đánh giá thực tế một số công trình thì số liệu báo cáo của các địa phương về hiệu suất khai thác cần phải xem xét thêm, ví dụ đánh giá 107 công trình cấp nước tập trung ở Lai Châu ở Lai Châu có tới trên 50% hiệu quả khai thác kém và không vận hành [7]. Chất lượng dịch vụ cấp nước chưa được quan tâm nhất là các khu vực miền núi và tây nguyên. Như vậy rõ ràng là kinh phí đầu tư cho dịch vụ cấp nước sinh hoạt ở khu vực nông thôn là rất lớn nhưng kết quả thu được vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu của xã hội. Thực tế này cũng nảy sinh yêu cầu cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của các hệ thống cấp nước thông qua tăng cường công tác quản lý. Vậy, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống CNTT là gì? cải thiện hiệu quả hoạt động của các hệ thống CNTT như thế nào?

II. CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CNTT

2.1. Cách tiếp cận của Gallen

2.2. Cách tiếp cận của MadeleenWegelin-Schuringa

III. THỰC TIỄN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH CNTT Ở VIỆT NAM

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

4.2. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Juergen  Spickers, 2008. The Development ofthe “St.Gallen Management Model”, Harvard Kenedy school, United States;

[2]. Mariela Garcia Vargas, 2007.CommunityManagement of Water Supply Services: the ChangingCircumstancesandNeeds of Institutional –SupportSituations and  reflections based on Colombian experiences.IRC International Water and Sanitation Centre, Netherlands;

[3]. IWEM-AusAID, 2013.Đánh giá độc lập về thực trạng quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn. Báo cáo nghiên cứu;

[4]. Nguyễn Thị Lan Hương, 2010. Nghiên cứu hình thức quản lý dựa vào cộng đồng các công trình cấp nước tập trung tại nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế;

[5]. Trương Công Tuân, 2011. Nghiên cứu đề xuất một số mô hình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống cấp nước sạch nông thôn. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Thủy lợi.

[6]. Bộ NN&PTNT, 2014. Kết quả thực hiện Chương trình MTQG Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013. Báo cáo đánh giá

[7]. Báo cáo bộ chỉ số hàng năm của các tỉnhLai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Đắk Lắk, Kiên Giang.

[8]. Ngọc Tâm, 2014. Bất cập trong quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt. Bài báo đăng tải trên nhandan.com.vn.


Xem bài báo tại đây: Một số vấn đề về xây dựng mô hình quản lý công trình cấp nước tập trung ở Việt Nam

Tác giả: ThS. Trương Công Tuân
Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: