Một số xu thế cơ bản và quan điểm chiến lược phát triển đồng bằng sông Cửu Long bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu
04/11/2020Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng cực Nam của tổ quốc với dân số gần 20 riệu người, tổng diện tích không kể hải đảo, khoảng 4 triệu ha; trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Vùng ĐBSCL có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, dưới tác động của sự nóng lên toàn cầu, Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (BĐKH) đã xác định ĐBSCL là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thương nhất do BĐKH, nước biển dâng, sụt lún đất. Mặt khác, tác động khai thác tài nguyên nước của các nước thượng nguồn sông Mêkông đang đặt ra những thách thức rất lớn đến sự phát triển bền vững của vùng. Nhận diện được đúng bản chất, xu thế phát triển của ĐBSCL và những nguy cơ, thách thức mới để từ đó làm cơ sở khoa học cho việc định hướng mô hình và giải pháp phát triển ĐBSCL đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của tự nhiên và thời đại là hết sức quan trọng. Bài báo trình bày một số đánh giá về thách thức và quan điểm chiến lược phát triển ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng với BĐKH.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Nằm ở vùng cực Nam của tổ quốc, ngay bên cạnh TP. Hồ Chí Minh (trung tâm thứ 2 về chính trị và là thành phố đầu tàu về phát triển kinh tế của đất nước), đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với dân số gần 20 triệu người (xấp xỉ ¼ dân số của cả nước), nhưng sản lượng nông nghiệp của ĐBSCL chiếm khoảng trên 50%, lương thực xuất khẩu trên 90%, cây ăn trái và thuỷ sản khoảng trên 70% của cả nước. Sự phát triển của ĐBSCL trong giai đoạn vừa qua (mà nông nghiệp là chủ đạo) là một kỳ tích mà quốc tế đã phải thừa nhận. Đây cũng là vùng hậu phương anh dũng, kiên cường bất khuất đã cùng với đồng bào cả nước tạo nên chiến thắng lịch sử 30/4 vĩ đại. Có thể nói, ĐBSCLđã khẳng định được vị trí cực kỳ quan trọng về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng và đã nhận được niềm tin yêu của nhân dân cả nước.
ĐBSCL là một vùng châu thổ trẻ chịu nhiều tác động chồng chéo, phức tạp từ con người và tự nhiên; có hệ sinh thái rất đa dạng (hệ sinh thái ngọt, mặn, lợ), đất đai mặc dù rất phì nhiêu màu mỡ, nhưng phần lớn lại nhiễm mặn và chịu ảnh hưởng rất lớn của phèn. Bên cạnh đó, đây lại là vùng châu thổ sẽ chịu tác động nặng nề của BĐKH cũng như tác động khốc liệt của việc khai thác quá mức nguồn nước từ phía thượng nguồn.
Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua chúng ta chưa đầu tư đúng mức cho vấn đề quy hoạch phát triển ĐBSCL với tầm nhìn dài hạn; chưa có quy hoạch tổng thể toàn vùng có xét đến các yếu tố kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường
sinh thái. Chủ yếu chúng ta quy hoạch theo các ngành riêng rẽ, với thời đoạn ngắn và điều quan trọng nữa là tư duy trong công tác quy hoạch và đầu tư; chưa đánh giá hết các thách thức, cơ hội, thế mạnh của vùng; chưa tạo ra được một bước đột phát, chuyển biến thật sự cho ĐBSCL. Chính vì thế, nếu chúng ta tìm kiếm được một mô hình phát triển bền vững cho ĐBSCL sẽ không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam mà nó còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế.
2. MỘT SỐ XU THẾ VÀ QUAN ĐIỂM VỀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐBSCL
2.1 Vấn đề sụt lún đất ở ĐBSCL
2.2 Vấn đề sạt lở bờ sông và xói lở bờ biển
2.3 Vấn đề suy thoái nguồn nước
3. QUAN ĐIỂM VỀ ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐBSCL
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ta Thi Kim Oanh, Nguyen Van Lap, Tateishi, M., Kobayashi, I., Saito, Y.: Sediment facies changes and delta evolution during Holocene in the Mekong River Delta, Vietnam. In: Z.Y. Chen, Y. Saito and S.L.J. Goodbred (Editors), Mega-deltas of Asia. China Ocean Press, Beijing, 107-112, 2005.
[2] Couvillion B.R., Barras J.A., Steyer G.D., Sleavin W., Fischer M., Beck H., Trahan N., Griffin B., Heckman D., 2011. Land area change in coastal Louisiana from 1932 to 2010: USGS- Scientific Investigations Map 3164, scale 1:265,000, 12 p. Pamphle.
[3] Jaap H. Nienhuis, Torbjörn E. Törnqvist, Krista L. Jankowski, Anjali M. Fernandes, Molly E. Keogh, 2017. A New Subsidence Map for Coastal Louisiana. GSA Today.
[4] Louisiana’s 2012 Coastal Master Plan.
[5] Laura E Erban, Steven M Gorelick and Howard A Zebker, Groundwater extraction, land subsidence, and sea-level rise in the Mekong Delta,Vietnam Environ. Res. Lett. 9 (2014) 084010 (6pp).
[6] Kịch bản biến đổi khí hậu và NBD cho Việt Nam”, Bộ TNMT, 2016.
[7] Tô Quang Toản, báo cáo kết quả NC đề tài cấp NN (KC08.13/11-15). Nghiên cứu đánh giá tác động của các bậc thang trên thủy điện dòng chính hạ lưu sông Mê Công đến dòng chảy, môi trường, kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất giải pháp giảm thiểu bất lợi, Hà Nội, 2016.
Xem bài báo tại đây: TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Ý kiến góp ý: