TextBody
Huy chương 2

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

13/02/2017

Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng quyết định sự phát triển của đất nước, sự sống còn của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, chất lượng nguồn nhân lực quyết định sự hưng thịnh của mọi quốc gia. Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước.

Ngành Nông nghiệp đang quản lý khai thác hàng vạn công trình thủy lợi lớn nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế-xã hội và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Thật khó có thể xác định chính xác giá trị bằng tiền của các công trình thủy lợi hiện có mà nhà nước, nhân dân ta đã đầu tư xây dựng từ hàng trăm năm nay, nhưng chắc chắn là một con số không nhỏ, theo ước tính của một số chuyên gia phải là hàng ngàn tỷ USD. Để quản lý, khai thác tốt các công trình thủy lợi hiện có, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy vậy, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện nay đang còn rất nhiều bất cập, biên chế nhiều nhưng không tinh, lực lượng lao động đông nhưng không mạnh, mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu trình độ, ngành nghề, kinh nghiệm…. Nguồn nhân lực ở hầu hết các đơn vị đều chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định. Trong bài viết này đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển, nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi trong giai đoạn hiện nay.

1.  ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2012 cả nước đã xây dựng được hàng ngàn hệ thống công trình thuỷ lợi với các quy mô lớn, vừa và nhỏ bao gồm: 5656 hồ chứa các loại với tổng dung tích trữ nước trên 35,34 tỷ m3; trên 10.000 trạm bơm điện lớn và khoảng 6000 trạm bơm nhỏ;  gần 5.000 cống tưới tiêu lớn; trên 126.000 km kênh mương (trong đó có trên 1.000 km kênh trục lớn); khoảng 3700 km đê sông, trên 2000 km đê biển và trên 23.000 km bờ bao ở Vùng đồng bằng sông Cửu Long.  Các hệ thống thuỷ lợi hiện có bảo đảm tưới, tiêu cho khoảng 90% diện tích đất canh tác. Theo thống kê năm 2012, tổng diện tích gieo trồng được tưới (bao gồm tạo nguồn) đạt khoảng 7,3 triệu ha (vụ Đông Xuân 2,99 triệu ha, vụ Hè Thu 2,05 triệu ha, vụ Mùa 2,02 triệu) trong đó diện tích được tưới bằng tự chảy chiếm gần 61%, còn lại được tưới bằng bơm dầu, bơm điện và các hình thức khác. Ngoài ra, các hệ thống thuỷ lợi còn phục vụ tưới cho 1,5 triệu ha rau màu, cây công nghiệp, tạo nguồn nước cho 1,3 triệu ha; cung cấp khoảng 6 tỷ m3 nước phục vụ sinh hoạt và công nghiệp; ngăn mặn cho 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha và tiêu nước cho trên 1,72 triệu ha đất nông nghiệp. Để quản lý, khai thác, vận hành các công trình thủy lợi hiện có, tính cả nước hiện có là 1005 cán bộ, nhân viên trong bộ máy quản lý nhà nước cấp tỉnh và 633 ở cấp huyện. Ngoài bộ máy quản lý nhà nước, hiện còn có 102 đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi (92 doanh nghiệp, 2 Ban quản lý, 4 Trung  tâm và 4 Chi cục Thủy lợi kiêm nhiệm) với 24.458 người và 16.238 tổ chức hợp tác dùng nước với hơn 36.800 người.

Tuy số lượng nhân lực khá đông, nhưng chất lượng nguồn nhân lực phần lớn còn thấp, nhất là ở cấp huyện, cấp xã, các doanh nghiệp và tổ chức hợp tác dùng nước. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, phân bố lại không đồng đều giữa các vùng miền, địa phương. Nếu không có chiến lược, chính sách và giải pháp hữu hiệu, kịp thời, đồng bộ để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác thủy lợi nói chung và hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi cả ở hiện tại và tương lai. Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu phân tích sâu hiện trạng nguồn nhân lực quản lý khai thác công trình thủy lợi theo các vùng miền, toàn vùng trên cả nước, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cho ngành thủy lợi đảm bảo yêu cầu quản lý công trình thủy lợi hiện tại và tương lai.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực yếu tố quyết định hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi

3.2. Thực trạng nguồn nhân lực của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi

a) Thực trạng nguồn nhân lực trong các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp (tỉnh huyện, xã)

b) Thực trạng nguồn nhân lực trong các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý khai thác công trình thủy lợi

3.3.1. Rà soát, phân tích đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

3.3.2. Xây dựng phương án sắp xếp bố trí lại nguồn nhân lực hiện có.

3.3.3. Xây dựng chiến lược phát triễn nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi

3.3.4. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

3.3.5. Tăng kinh phí cho công tác đào tạo, tạo điều kiện để người lao động có cơ hội đào tạo nâng cao năng lực

3.3.6. Nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng các hình thức đào tạo phù hợp

3.3.7. Đổi mới hoàn thiện cơ chế trả lương, trả thưởng phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài:

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu mô hình quản lý thủy lợi hiệu quả và bền vững phục vụ nông nghiệp và nông thôn, PGS.TS Đoàn Thế Lợi Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi.

[2]. Báo cáo chuyên đề “Hiện trạng về năng lực của các tổ chức, cá nhân đang quản lý khai thác công trình thủy lợi” PGS.TS Đoàn Thế Lợi Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi 2012

[3]. Tạ Ngọc Hải, Một số nội dung về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực, Viện khoa học Tổ chức nhà nước.

[4]. PGS.TS. Đoàn Thế Lợi, Hiện trạng tổ chức quản lý và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống thủy lợi, Tạp chí khoa học công nghệ Thủy lợi, Số 24, Tháng 11/2009.


Xem bài báo tại đây: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

Tác giả: PGS.TS. Đoàn Thế Lợi, ThS. Nguyễn Tuấn Anh, CN. Hoàng Thị Thùy Linh
Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: