TextBody
Huy chương 2

NCS. Nguyễn Mạnh Trường bảo vệ thành công luận án tiến sỹ kỹ thuật cấp Viện

04/12/2020

Chiều ngày 04/12/2020, Cơ sở đào tạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sỹ cấp Viện cho NCS. Nguyễn Mạnh Trường với Đề tài “Nghiên cứu xác định chiều sâu thâm nhập của hỗn hợp Asphalt vào khe rỗng đá hộc và module đàn hồi của kết cấu bảo vệ mái đê biển”. Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy. Mã số: 958 02 02.

Tham dự buổi họp có GS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Bí thư Đảng ủy - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt, Nam, GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện, TS. Nguyễn Tiếp Tân - Phó Giám đốc Viện, PGS.TS. Phạm Hồng Cường - Phó Trưởng Ban Tổ chức Hành chính; các cán bộ khoa học trong và ngoài Viện; đồng nghiệp, bạn bè và gia đình của NCS.

Hội đồng do GS.TS. Nguyễn Vũ Việt- Giám đốc Viện làm chủ tịch.

PGS.TS. Phạm Hồng Cường - Phó Trưởng Ban Tổ chức Hành chính tuyên bố lý do và công bố quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án

Thay mặt Cơ sở Đào tạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện phát biểu tại buổi họp 

GS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Chủ tịch Hội đồng - Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam phát biểu tại buổi họp

Báo cáo trước Hội đồng, NCS. Nguyễn Mạnh Trường cho biết, qua các kết quả nghiên cứu của các nước trên thế giới về vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc và qua kết quả nghiên cứu của đề tài KHCN cấp nhà nước“Nghiên cứu ứng dụng vật liệu hỗn hợp để gia cố đê biển chịu được nước tràn qua do sóng, triều cường, bão và nước biển dâng, mã số ĐTĐL.2012-T/06đã cho thấy tính khả thi và sự phù hợp của loại vật liệu này.

Tuy nhiên trong ĐTĐL.2012-T/06, NCS. Nguyễn Mạnh Trường cho rằng có 02 nội dung chính cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện đó là: Theo các nghiên cứu ở ngoài nước, chiều sâu thâm nhập hỗn hợp asphalt vào khe rỗng đá hộchiện chưa có công thức tính toán hoặc việc xác định chiều sâu thâm nhập bằngkết quả thí nghiệmsẽ mất rất nhiềuthời gian. Một vấn đề nữa là trong tính toán cấp phối của vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc, việc xác định độ nhớt của hỗn hợp asphalt vẫn lấy theo kinh nghiệm. Vì vậy, tác giả tiến hành nghiên cứu thiết lập quan hệ giữa chiều sâu thâm nhập của hỗn hợp asphalt với kích thước đá hộc và độ nhớt hỗn hợp asphalt. Qua đó xác định được chiều sâu thâm nhập và độ nhớt phục vụtính toán thiết kế, thi công ứng dụng loại vật liệu nàycho kết cấu bảo vệ mái đê biển; (2)  Ở nước ngoài chiều dày của lớp gia cố được tính bằng hai phương pháp tra biểu đồ hoặc công thức giải tích. Ở Việt Nam đã sử dụng phương pháp tra biểu đồ. Theo đó, việc tính toán rất thuận lợi, nhưng kết quả có độchính xác không cao. Để hoàn thiện tiếp phương pháp tính toán chiều dày lớp gia cố (h) bằng công thức giải tích,cần phải xác định đượcgiá trịmô đun độ cứng (S) trong công thức(một chỉ tiêu cơ lý đặc trưng của kết cấu bảo vệ mái đê biển bằng vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc).

Chính vì những lý do như vậy, NCS. Nguyễn Mạnh Trường đã đề xuất tênđề tài luận án:“Nghiên cứu xác định chiều sâu thâm nhập của hỗn hợp asphalt vào khe rỗng đá hộcvà mô đun đàn hồi của kết cấu bảo vệ mái đê biển”.

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm thiết lậpmối quan hệ giữa chiều sâu thâm nhập của hỗn hợp asphalt với kích thước đá hộc và độ nhớt hỗn hợp asphalt cho kết cấu bảo vệ mái đê biển Việt Nam; Thiết lập mối quan hệ giữa mô đun đàn hồi của kết cấu bảo vệ mái đê biển bằng vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc ở trong phòng thí nghiệm và hiện trường; Chiều sâu thâm nhập của hỗn hợp asphalt và mô đun đàn hồi của kết cấu bảo vệ mái đê biển kiểm tra, tính toán trên mô hình áp dụng thực tế.

Qua quá trình triển khai nghiên cứu, Luận án đã đưa ra một số đóng góp mới như: Đã nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng, xây dựng và thiết lập mối quan hệ giữa chiều sâu thâm nhập của hỗn hợp asphalt với kích thước đá hộc và độ nhớt hỗn hợp asphalt thông qua công thức thực nghiệm xác định chiều sâu thâm nhập; Đề xuất được mô hình thí nghiệm mô đun đàn hồi trong phòng và hiện trường của kết cấu bảo vệ mái đê biển. Xây dựng và thiết lập quan hệ giữa mô đun đàn hồi của kết cấu bảo vệ mái đê biển ở trong phòng thí nghiệm và hiện trường. Qua đó xác định được mô đun đàn hồi để kiểm định và tính toán thiết kế chiều dày kết cấu bảo vệ mái đê biển bằng công thức giải tích. Kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng để tính toán, kiểm chứng trên công trình thử nghiệm tại Hải Hậu, Nam Định cho kết quả phù hợp với thực tiễn.


Thư ký Hội đồng, PGS.TS. Phùng Vĩnh An đọc Nghị quyết của Hội đồng

Sau khi nghe các ý kiến phản biện, ý kiến của các thành viên trong Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sỹ, Hội đồng đã họp kín và ra Nghị quyết của Hội đồng. Thay mặt Hội đồng, Thư ký khoa học PGS.TS. Phùng Vĩnh An đã đọc Nghị quyết của Hội đồng.

Theo Nghị quyết, Luận án đã nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu, để xác định chiều sâu thâm nhập của hỗn hợp asphalt vào khe rỗng đá hộc và mô đun đàn hồi của kết cấu bảo vệ mái đê biển; Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện phương pháp xác định chiều sâu thâm nhập của hỗn hợp asphalt vào khe rỗng đá hộc và mô đun đàn hồi của kết cấu bảo vệ mái đê biển. Từ đó góp phần hoàn chỉnh việc tính toán chiều dày thân kè, thiết kế cấp phối và công nghệ thi công kè bảo vệ mái đê biển kiểu đá hộc lấp nhét bằng hỗn hợp asphalt.

Luận án đã xây dựng được công thức thực nghiệm xác định chiều sâu thâm nhập của hỗn hợp asphalt (độ nhớt của hỗn hợp 30 ÷80 Pa.s) vào khe rỗng đá hộc (đá vôi Ninh Bình, đường kính 10 ÷30 cm) và công thức thực nghiệm xác định mối liên hệ giữa mô đun đàn hồi xác định trong phòng thí nghiệm và mô đun đàn hồi ngoài hiện trường của kết cấu bảo vệ mái đê biển (hệ số mái m= 3 ÷4) sử dụng vật liệu hỗn hợp asphalt (đá vôi Ninh Bình, kích thước đá dăm trong phòng thí nghiệm 2x4 cm); Kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng để tính toán, kiểm chứng trên công trình thử nghiệm ở Hải Hậu, Nam Định cho kết quả phù hợp với thực tiễn, đáng tin cậy; Các kết luận khoa học và những đóng góp mới của Luận án được dựa trên nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực nghiệm trong phòng và hiện trường, vì thế kết luận của luận án có cơ sở khoa học và đảm bảo độ tin cậy.

Bên cạnh đó, Hội đồng yêu cầu NCS. Nguyễn Mạnh Trường bổ sung, sửa chữa một số điểm trong Luận án trước khi nộp cho Thư viện Quốc gia như chỉnh sửa đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu; phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu đã có trên thế giới và trong nước, từ đó định hướng vấn đề nghiên cứu của luận án; Bổ sung các phân tích và lý luận về việc chọn các thông số về vật liệu, đối tượng nghiên cứu; Chỉ rõ điều kiện ứng dụng của các công thức (3.3) và (3.7); Hoàn chỉnh các kết luận và kiến nghị…

Kết quả bỏ phiếu đánh giá luận án của Hội đồng: 7/7 phiếu tán thành trong đó có 1 phiếu xuất sắc.

Luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Trường đáp ứng yêu cầu của luận án tiến sĩ kỹ thuật chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy. Hội đồng đề nghị Cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận và cấp bằng tiến sĩ kỹ thuật cho nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Trường sau khi đã sửa chữa luận án theo yêu cầu của Hội đồng.

Ý kiến góp ý: