NCS. Nguyễn Minh Việt bảo vệ thành công luận án TS Kỹ thuật cấp Viện
16/09/2017Ngày 14/9/2017, Cơ sở Đào tạo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức buổi lễ bảo vệ luận án Tiễn sỹ kỹ thuật cấp Viện cho NCS. Nguyễn Minh Việt với đề tài “Nghiên cứu giải pháp giảm ứng suất nhiệt của bê tông đầm lăn trong xây dựng công trình thủy lợi thủy điện tại Việt Nam”. Chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy. Mã số 62 58 02 02
Tham dự lễ bảo vệ, về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có Bà Nguyễn Phương Nga - Đại diện cơ quan quản lý đào tạo. Về phía Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam có PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Giám đốc Viện - Trưởng Cơ sở Đào tạo của Viện, GS.TS. Trần Đình Hòa - Phó Giám đốc Viện , PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện, TS. Đặng Hoàng Thanh - Trưởng Ban Tổ chức Hành chính, TS. Phạm Hồng Cường - Phó Trưởng Ban Tổ chức Hành chính. Ngoài ra còn có sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học và bạn bè, người thân của NCS… TS. Phạm Hồng Cường - Phó Trưởng Ban Tổ chức Hành chính phát biểu và công bố quyết định thành lập Hội đồng Theo NCS. Nguyễn Minh Việt cho biết công nghệ bê tông đầm lăn (BTĐL) cho đập bê tông trọng lực có ưu điểm nổi bật là tốc độ thi công nhanh, giá thành hạ, hiện đã được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên các đập BTĐL xây dựng tại Việt Nam được thiết kế và thi công dựa theo kinh nghiệm hay các tài liệu hướng dẫn của Mỹ, Trung Quốc. Các đặc trưng cơ lý, nhiệt của BTĐL đều lấy theo tiêu chuẩn của nước ngoài vì chúng ta chưa có tiêu chuẩn riêng và chưa có nhiều công trình tương tự. Nhiều công trình sử dụng BTĐL đã xảy ra nứt, kể cả công trình lớn như đập thủy điện Sơn La. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nứt, nhưng đa phần vẫn là nứt do nhiệt trong quá trình nhiệt thủy hóa vật liệu chất kết dính (CKD) của BTĐL, NCS. Nguyễn Minh Việt cho biết thêm. Mặt khác, các nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và các tài liệu hướng dẫn, tiêu chuẩn thiết kế cũng chủ yếu tập trung vào việc khống chế ứng suất do nhiệt. Việc khống chế này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ môi trường, cung ứng vật liệu, công nghệ thi công và mang tính chất đặc thù của địa phương vì vậy khó có một đáp án chung cho tất cả các đập BTĐL nên việc ứng dụng các thành quả nghiên cứu trên thế giới về BTĐL mà đập vẫn xảy ra nứt là điều dễ hiểu. Vì vậy, NCS khẳng định đề tài “Nghiên cứu giải pháp giảm ứng suất nhiệt của bê tông đầm lăn trong xây dựng công trình thủy lợi thủy điện tại Việt nam” mang tính thời sự và có ý nghĩa thực tiễn cao. Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để áp dụng thiết kế, thi công đập BTĐL an toàn và kinh tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Mục đích nghiên cứu của đề tài là xác định quá trình phát triển nhiệt độ, trường ứng suất nhiệt trong đập BTĐL dựa trên những điều kiện ban đầu và điều kiện biên; Đề xuất việc lựa chọn hàm lượng và thành phần vật liệu CKD, đề ra các giải pháp giảm nhiệt đểkhống chế các vết nứt do ứng suất nhiệt trong quá trình thi công đập BTĐL phù hợp với từng vùng miền của Việt Nam. Qua quá trình triển khai nghiên cứu, luận án đã đạt được một số kết quả có thẻ kể đến đó là (1) Đã xây dựng được bài toán chuyên dụng tính nhiệt và ứng suất nhiệt đập BTĐL có tên DAPBTDL dựa trên ngôn ngữ lập trình tham số APDL trong phần mềm ANSYS có tích hợp các nghiên cứu của tác giả để giải bài toán kết cấu đập có kích thước tùy ý với điều kiện môi trường, điều kiện vật liệu và điều kiện thi công tương ứng phù hợp với điều kiện Việt Nam; (2) Từ các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ khôngkhí, độ ẩm môi trường, hàm lượng khoáng của XM… đã đưa ra các giải pháp cho từng khu vực đặc thù của Việt Nam để đập BTĐL không nứt trong quá trình thi công; (3) Để đập BTĐL không bị nứt do ứng suất nhiệt đề xuất nhiệt độ đổ của bê tông, hàm lượng PGK đến trường ứng suất nhiệt trong đập BTĐL phù hợp với điều kiện ba vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên (4) Tiến hành kiểm nghiệm tính toán ứng suất nhiệt cho đập BTĐL Trung Sơn - Thanh Hóa. Với kịch bản thay đổi điều kiện biên về nhiệt, để đập BTĐL không bị nứt do ứng suất nhiệt, kiến nghị giảm nhiệt độ khối đổ xuống từ 210C xuống 200C và tăng hàm lượng PGK tro bay nhiệt điện từ 70% lên 72,5%. Sau khi nghe nhận xét và các ý kiến của các thành viên phản biện, các thành viên trong Hội đồng, các chuyên gia, các nhà khoa học có mặt tại buổi lễ bảo vệ, Hội đồng đã bỏ phiếu kín. Thay mặt Hội đồng, GS.TS. Vũ Thanh Te - Chủ tịch Hội đồng đã đọc Quyết nghị của Hội đồng. Theo Quyết nghị, Luận án đã góp phần làm rõ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển nhiệt… trong quá trình thi công đập bê tông đầm lăn, đề xuất các giải pháp giảm nhiệt trong đập BTĐL trong điều kiện Việt Nam; kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng tính toán nhiệt, ứng suất nhiệt của đập bê tông đầm lăn từ đó chọn loại xi măng và phụ gia khoáng phù hợp nhằm giảm nhiệt thủy hóa trong bê tông đầm lăn. Luận án đã hiệu chỉnh công thức tính toán nhiệt thủy hóa xi măng của tác giả Lưu Thụ Hoa cho phù hợp với 12 loại xi măng hiện có tại Việt Nam; đã làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến nhiệt, ứng suất nhiệt trong đập BTĐL như nhiệt độ môi trường, độ ẩm không khí, hàm lượng phụ gia khoáng… đến trường nhiệt độ ứng suất nhiệt trong đập BTĐL phù hợp với điều kiện Việt Nam từ đó kiến nghị sử dụng phụ gia khoáng và xi măng cho đập BTĐL; các kết luận của luận án có cơ sở khoa học và đảm bảo độ tin cậy… Bên cạn đó, Nghị quyết cũng đã nêu rõ những điểm nghiên cứu sinh cần chỉnh sửa trong luận án trước khi nộp cho Thư viện quốc gia như chỉnh sửa báo cáo tóm tắt, phần tổng quan, bổ sung thêm dẫn chứng khoa học phân tích cụ thể yếu tố ảnh hưởng đến thín chất nhiệt của bê tông đầm lăn, nhận định về khí hậu Việt Nam, kiến nghị và hạn chế của luận án. Luận án đã thực hiện khối lượng đạt yêu cầu, nội dung phong phú; phương pháp nghiên cứu, thí nghiệm phù hợp, đủ độ tin cậy, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Hội đồng đánh giá luận án của NCS. Nguyễn Minh Việt đáp ứng yêu cầu của luận án Tiến sỹ kỹ thuật. Với số phiếu tán thành 7/7 trong đó có 01 phiếu xuất sắc, Hội đồng đề nghị cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận và cấp bằng TSKT cho NCS. Nguyễn Minh Việt sau khi sửa chữa luận án theo yêu cầu của Hội đồng. PGS.TS. Nguyễn Vũ Việt - Giám đốc Viện - Trưởng Cơ sở Đào tạo của Viện phát biểu và tặng hoa cho NCS. Nguyễn Minh Việt Bà Nguyễn Phương Nga - Đại diện cơ quan quản lý đào tạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phát biểu và tặng hoa cho NCS Nguyễn Minh Việt
Ý kiến góp ý: