Nghiên cứu ảnh hưởng của việc chuyển đổi rừng trồng sang rừng tự nhiên đến dòng chảy về các lưu vực sông, áp dụng cho lưu vực sông cu đê của thành phố Đà Nẵng
09/01/2023Trong những năm gần đây tình trạng khai thác rừng tự nhiên quá mức để lấy gỗ rồi sau đó trồng rừng trở lại bằng cây keo đang diễn ra khá phổ biến ở các địa phương. Việc làm này đã thay đổi chủ yếu mặt đệm tại các lưu vực sông theo chiều hướng bất lợi, thực tế chứng minh là đã làm gia tăng thêm lưu lượng đỉnh lũ cũng như suy giảm lưu lượng dòng chảy trong mùa kiệt; hậu
quả là tình trạng ngập lụt và hạn hán ngày càng khốc liệt hơn. Vì vậy cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học về ảnh hưởng của nhân tố mặt đệm (bao gồm diện tích, chất lượng các loại rừng) tới dòng chảy về lưu vực để cho các cấp chính quyền có cơ sở điều chỉnh Quy hoạch trồng, khai thác, quản lý rừng một cách hiệu quả và bền vững là hết sức quan trọng. Bài báo này sẽ trình bày cụ thể các vấn đề đã nêu, trên cơ sở ứng dụng mô hình WEAP của Mỹ để mô phỏng quá trình dòng chảy đến cho lưu vực sông Cu Đê của Thành phố Đà Nẵng để chứng minh cho nhận định trên. Kết quả cho thấy khi chuyển đổi được 30% diện tích rừng trồng sang rừng tự nhiên thì dòng chảy mùa kiệt đã tăng trung bình từ 10,68 đến 12,53%.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ TÍNH TOÁN
4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN
4.1. Thiết lập mô hình tính toán
4.2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN
5.1. Kết quả tính toán dòng chảy đến lưu vực sông Cu Đê - Trường hợp hiện trạng
5.2. Kết quả tính toán dòng chảy đến các lưu vực đến năm 2030 khi thay đổi tỷ lệ rừng trồng và rừng tự nhiên
6. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, đề cương Đề tài, Giải pháp thủy lâm bảo vệ nguồn sinh thủy đầu nguồn, nâng cao khả năng điều tiết, tái tạo nguồn nước, phòng chống cháy rừng cho TP. Đà Nẵng, 2019.
[2] Hoàng Ngọc Tuấn, Võ Thị Tuyết, Nguyễn Văn Lực, Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố chính tới dòng chảy về hồ chứa Hòa Trung, Đồng nghệ và các sông chính Cu Đê, Túy Loan.
[3] Báo cáo số 1364/BC-SNN ngày 04/05/2021 của Sở Nông nghiệp và PTNT TP. Đà Nẵng về kết quả rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[4] Quyết định số 1542/QĐ-UBND ngày 06/5/2021 về việc phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng thành phố Đà Nẵng năm 2030.
[5] Hoàng Ngọc Tuấn (2016). Đánh giá toàn diện nhằm hướng đến khả năng chống chịu BĐKH đối với nguồn tài nguyên nước thành phố Đà Nẵng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, Dự án hợp tác với quỹ Rockerfeller, tổ chức ISET và Văn phòng Biến đổi khí hậu TP Đà Nẵng.
[6] Hoàng Ngọc Tuấn (Chủ nhiệm dự án), Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên, Báo cáo chính Phương án Quy hoạch hạ tầng Phòng chống thiên tai và Thủy lợi Thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến 2050.
[7] Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2016, Kịch bản Biến đổi khí hậu và Nước biển dâng cho Việt Nam.
[8] Yates, D., J. Sieber, D. Purkey, and A Huber-Lee, (2005). WEAP21 a demand, priority, and preference driven water planning model
________________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc chuyển đổi rừng trồng sang rừng tự nhiên đến dòng chảy về các lưu vực sông, áp dụng cho lưu vực sông cu đê của thành phố Đà Nẵng
Hoàng Ngọc Tuấn
Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên
Ý kiến góp ý: