Nghiên cứu biến động mặt cắt nuôi bãi biển nhân tạo trên mô hình vật lý máng sóng lòng động
04/04/2024Nghiên cứu biến động mặt cắt bãi biển và nuôi bãi biển nhân tạo trên mô hình vật lý lòng động chưa được thực hiện nhiều ở Việt Nam nên vẫn còn là hướng nghiên cứu khá mới mẻ. Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về biến động mặt cắt nuôi bãi biển nhân tạo trên mô hình vật lý máng sóng lòng động. Nghiên cứu đã phân tích xác định được vật liệu thí nghiệm đảm bảo tương tự động lực học, các điều kiện biên và phương án thí nghiệm để áp dụng thử nghiệm cho bãi tắm Cửa Tùng tỉnh Quảng Trị. Tổng số có 29 phương án thí nghiệm được thực hiện với 02 dạng mặt cắt nuôi bãi kết hợp với 02 giải pháp đê ngầm giảm sóng, giữ bãi và điều kiện biên sóng, mực nước. Kết quả cho thấy xu thế biến động mặt cắt nuôi bãi khá phù hợp với thực tế và một số kết quả nghiên cứu tương tự đã công bố. Giải pháp công trình đê ngầm giảm sóng, giữ bãi đã có tác dụng giảm được chiều cao sóng, giảm mức độ biến động của mặt cắt nuôi bãi, đặc biệt là trong điều kiện sóng lớn, triều cao kết hợp nước dâng trong bão.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân tích thiết lập mô hình thí nghiệm
3.2. Biến đổi sóng và hệ số truyền sóng qua công trình dạng đê ngầm
3.3. Biến động mặt cắt nuôi bãi biển nhân tạo
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Đình Cương và nnk. Nghiên cứu giải pháp nuôi bãi nhân tạo phục vụ tôn tạo bãi biển điển hình miền Trung. Đề tài KHCN cấp Bộ. Phòng Thí nghiệm TĐQG về ĐLHSB. Hà Nội, 2021.
[2] Trần Thanh Tùng và nnk. Nghiên cứu áp dụng giải pháp Nuôi bãi nhân tạo cho các đoạn bờ biển bị xói lở ở khu vực miền trung Việt Nam. Đề tài tiềm năng cấp quốc gia. Hà Nội, 2012.
[3] P.Novak and J.Cabelka. Models in Hydraulic Engineering - Physical Principles and Design Applications. Pitman Advanced Publishing Program. London, 1981.
[4] David G. Hamilton, Bruce A. Ebersole, Ernest R. Smith, and Ping Wang. Technical Report “Development of a Large-Scale Laboratory Facility for Sediment Transport Research”. Engineer Research and Development Center - U.S. Army Corps of Engineers. January, 2001.
[5] Cuiping Kuang, Yue Ma 1, Xuejian Han, Shunqi Pan and Lei Zhu. Experimental Observation on Beach Evolution Process with Presence of Artificial Submerged Sand Bar and Reef. Journal of Marine Science and Engineering, December 2020 (J. Mar. Sci. Eng 2020, 8, 1019; doi:10.3390/jmse8121019).
[6] Carlo Lorenzoni, Matteo Postacchini, Maurizio Brocchini, Alessandro Mancinelli. Experimental study of the short-term efficiency of different breakwater configurations on beach protection. Springer International Publishing Switzerland, 2016 (J. Ocean Eng. Mar. Energy (2016) 2:195–210 DOI 10.1007/s40722-016-0051-9).
[7] Edoardo Benassai, Mario Calabrese, Mariano Buccino, Pasquale Di Pace, Francesco Pasanisi, Carlo Tebano and Francesco Zarlenga. Laboratory tests on performance of a coastal protection project in Agropoli. Proceedings on the Second International Conference on the Application of Physical Modelling to Port and Coastal Protection.
[8] Nguyễn Viết Thanh. Nghiên cứu về mặt cắt cân bằng bãi biển và giải pháp nuôi bãi nhân tạo để ổn định bờ biển. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật. Hà Nội, 2006.
[9] Nguyễn Thái Bình. Nghiên cứu mô phỏng biến động của mặt cắt nuôi bãi và đánh giá khả năng ứng dụng tại khu vực phía Bắc vịnh Nha Trang. Luận văn thạc sĩ. Hà Nội, 2014.
[10] Phạm Thị Hân. Nghiên cứu động lực học phục vụ thiết kế bố trí dự án khai thác bãi biển bãi biển Mũi Nai, Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Luận văn thạc sĩ. Hà Nội, 2016.
[11] Thieu Quang Tuan and Dinh Cong San. Large-scale nourishment by near-shore sandbanks for erosion control of mangrove mud coasts: a laboratory study on cross-shore processes. Conference Paper. March 2018.
[12] R. G. Dean and Chul-Hee Yoo. Beach nourishment performance predictions. University of Florida, 1991.
[13] Taishi ASANO, Shinji SATO, Haijiang LIU and Tomohiro TAKAGAWA. Experimental Study on Effect and Advantage of Beach Nourishment using Coarse Sand. Journal of Japan Society of Civil Engineers B2 (Coastal Engineering). Vol. 66,No.1,2010 631-635.
[14] Hallermeier, R. J. (1981). Terminal settling velocity of commonly occurring sand grains. Sedimentology, 28, 859–865.
[15] Hughes, S. A. 1993. Physical models and laboratory techniques in coastal engineering. Advanced series on ocean engineering . Volume 7. Singapore and River Edge, NJ: World Scientific.
________________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu biến động mặt cắt nuôi bãi biển nhân tạo trên mô hình vật lý máng sóng lòng động
Vũ Đình Cương, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Mạnh Linh,
Triệu Quang Quân, Trần Đình Bắc, Nguyễn Văn Hùng
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: