TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu biến động sông suối biên giới phía Bắc sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao

10/02/2025

Sau hơn 10 năm ký nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, các sông suối vùng biên giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tương đối ổn định. Tuy nhiên, dưới sự tác động của các yếu tố tự nhiên và việc đẩy mạnh xây dựng hệ thống công trình đã gây biến động lòng dẫn, làm thay đổi địa hình, địa vật dẫn đến xói lở, bồi tụ các sông suối ở đây. Trong nghiên cứu này, lần đầu tiên, ảnh viễn thám độ phân giải cao Planet NICFI được đưa vào phân tích biến động sông suối. Thuật toán Random Forest được áp dụng để phân loại và phân tách vùng nước dựa trên 6 lớp giá trị gồm 4 kênh phổ B, G, R, NIR và 2 chỉ số NDVI, NDWI trên nền tảng Google Earth Engine. Nghiên cứu đã đưa ra hình thái sông suối cho 3 giai đoạn 2016 – 2017, 2018 – 2019 và 2020 – 2021. Kết quả phân tích biến động cho thấy, xét trên tổng diện tích bề mặt dòng chảy, có 8/14 sông suối bị thu hẹp dòng chảy và 6/14 sông suối bị xói lở. Trong đó, đáng chú ý là suối Nậm Thi, sông Xanh (Lào Cai) có tỷ lệ xói lở lớn nhất trong khi Nậm Cư, Nho Quế (Hà Giang) và Kỳ Cùng (Lạng Sơn) bị thu hẹp dòng chảy đáng kể. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm ổn định sông suối, góp phần đảm bảo ổn định lãnh thổ, chủ quyền Quốc gia.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2. DỮ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Dữ liệu sử dụng

2.2. Phương pháp nghiên cứu

3. KẾT QUẢ

4. THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] J. A. Ortega, L. Razola, and G. Garzón, “Recent human impacts and change in dynamics and morphology of ephemeral rivers,” Nat. Hazards Earth Syst. Sci., vol. 14, no. 3, pp. 713–730, 2014, doi: 10.5194/nhess-14-713-2014.

[2] Z. Yao, W. Ta, X. Jia, and J. Xiao, “Bank erosion and accretion along the Ningxia-Inner Mongolia reaches of the Yellow River from 1958 to 2008,” Geomorphology, vol. 127, no.1–2, pp. 99–106, 2011, doi: 10.1016/j.geomorph.2010.12.010.

[3] P. K. Langat, L. Kumar, and R. Koech, “Monitoring river channel dynamics using remote sensing and GIS techniques,” Geomorphology, vol. 325, pp. 92–102, 2019, doi:10.1016/j.geomorph.2018.10.007.

[4] M. Mobariz and G. Kaplan, “Monitoring Amu Darya river channel dynamics using remote sensing data in Google Earth Engine,” ECWS, p. 8012, 2021, doi: 10.3390/ecws-5-08012.

[5] N. T. B. Phạm Duy Huy Bình, Hoàng Thu Thảo, “Đánh giá biến động cửa sông Tiên Châu, tỉnh Phú Yên bằng công nghệ viễn thám,” Tạp chí Khí tượng thủy văn, vol. 722, pp. 77–78, 2021.

[6] H. N. N. Quỳnh, “Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến động đường bờ sông Tiền và sông Hậu,” Tạp chí khí tượng thủy văn, vol. 06, 2018.

[7] V. T. Kha, T. L. Hùng, and H. N. Huy, “Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác khai thác cát, sỏi đến biến động đường bờ sông Chu (đoạn chảy qua huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) bằng dữ liệu viễn thám,” Tạp chí KH đo đạc và bản đồ, vol. 44–6, pp. 5–10, 2020.

[8] Planet Team, “Planet Application Program Interface: In Space for Life on Earth. San Francisco, CA. https://api.planet.com,” p. 2017, 2017.

[9] N. Basemaps, “Addendum to Planet Basemaps Product Specifications,” no. September, 2021.

[10] M. Belgiu and L. Drăgu, “Random forest in remote sensing: A review of applications and future directions,” ISPRS J. Photogramm. Remote Sens., vol. 114, pp. 24–31, 2016, doi:10.1016/j.isprsjprs.2016.01.011.

______________________________________________________________________

Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu biến động sông suối biên giới phía Bắc sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao

Hoàng Đức Vinh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đào Văn Khương, Đỗ Vân Long
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: