TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu các giải pháp quản lý nguồn thải thuộc diện không phải cấp phép xả vào công trình thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng

20/07/2022

Sáng ngày 19/7/2022, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng tư vấn đánh giá nhiệm thu cấp cơ sở Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp quản lý nguồn thải thuộc diện không phải cấp phép xả vào công trình thủy lợi vùng Đồng bằng sông Hồng” do PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương chủ nhiệm.

Tham dự buổi họp có GS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Chủ tịch Hội đồng - Phó Giám đốc Viện và các thành viên trong Hội đồng; Đại diện Ban Kế hoạch Tổng hợp; Cán bộ tham dự thực hiện đề tài.

Báo cáo tại buổi họp, Chủ nhiệm Đề tài cho biết: Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) với trên 73% dân số sống ở vùng nông thôn, là vùng có mật độ dân số cao và kinh tế phát triển. Nguồn thải thuộc diện không phải cấp phép xả thải chiếm tỷ trọng lớn (trung bình trên 70% và có nơi đến hơn 90%) là tác nhân chính gây ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân, gây cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến công tác vận hành tưới, tiêu trong CTTL. Tuy nhiên, công tác quản lý nguồn thải thuộc diện không phải cấp phép xả vào CTTL tại các địa phương vẫn còn nhiều tồn tại. Bên cạnh đó, nhận thức của các chủ nguồn thải và cộng đồng dân cư còn nhiều hạn chế, công tác thanh tra, kiểm tra và việc thực hiện các biện pháp chế tài xử phạt chưa nghiêm minh dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước trong các CTTL ngày càng gia tăng.

Xuất phát từ các lý do nêu trên, Chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu các giải pháp quản lý nguồn thải thuộc diện không phải cấp phép xả vào công trình thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng” nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn để triển khai các giải pháp quản lý nguồn thải thuộc diện không phải cấp phép xả, góp phần cải thiện chất lượng nước trong các CTTL vùng ĐBSH.

Mục tiêu của đề tài nhằm Đánh giá được hiện trạng nguồn thải, hiện trạng quản lý và tác động của nguồn thải thuộc diện không phải cấp phép đến chất lượng nước trong CTTL; Đề xuất được các quy định quản lý các nguồn thải thuộc diện không phải cấp phép khi xả vào CTTL; Giải pháp quản lý nguồn thải thuộc diện không phải cấp phép, nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong CTTL và phát triển nông nghiệp bền vững.

Qua quá trình triển khai các nội dung nghiên cứu, Đề tài đã đạt được một số kết quả như tổng quan được bài học kinh nghiệm của các nước trong công tác quản lý nguồn thải xả vào các hệ thống sông và CTTL.

Nước thải thuộc diện KPCP xả vào CTTL chiếm 87,24% (cao gấp gần 8 lần nước thải thuộc diện phải cấp phép). Hiện mới chỉ có 18,76% lượng nước thải được xử lý trước khi xả vào CTTL nhưng đều chưa đạt yêu cầu hoặc hệ thống xử lý không được vận hành thường xuyên. Các nguồn thải này đang làm ô nhiễm nước trong CTTL ngay cả ở vùng thuần nông, không bị ảnh hưởng KCN và đô thị.

Về quản lý nguồn thải thuộc diện KPCP xả vào CTTL, Chủ nhiệm Đề tài cho rằng còn rất nhiều khó khăn tồn tại như chưa có sự phân công trách nhiệm và phối hợp giữa các đơn vị liên quan; Nguồn nhân lực, trang thiết bị, tài chính cho công tác QLNT; Thiếu các văn bản pháp quy, tài liệu hướng để triển khai ở cấp cơ sở; Nhận thức của người dân và chủ các nguồn thải chưa cao.

Hiện chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng qua khảo sát thực tế và phản ánh của người dân, chính quyền địa phương. Nguồn thải thuộc diện KPCP (nước thải, CTR) xả vào CTTL đã gây nên tình trạng ô nhiễm nước, tác động đến SXNN, NTTS, môi trường sinh thái, gây cản trở công tác tác bận hành HTTL...

Chủ nhiệm Đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp quản lý nguồn thải xả thải vào công trình thủy lợi bao gồm Các giải pháp thu gom, xử lý nước thải trước và sau khi xả vào CTTL; Các giải pháp thu gom, xử lý CTR khi xả vào CTTL.

Các mô hình và trách nhiệm QLNT thuộc diện KPCP xả thải theo phân cấp quản lý CTTL và các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nguồn thải cho các đơn vị khai thác CTTL.

Các chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý CTR trong CTTL; Chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý nước thải trước khi xả vào CTTL và  Chính sách huy động cộng đồng tham gia quản lý nguồn thải thuộc diện không phái cấp phép xả vào CTTL.

 Đã dự thảo “Quy định QLNT thuộc diện KPCP xả vào CTTL” bao gồm các quy định kỹ thuật và cơ chế phối hợp trong QƠNT thuộc diện KPCP được xây dựng dựa trên các quy định hiện hành về công tác quản lý nguồn thải nói chung và nhu cầu thực tế đối với công tác quản lý nguồn thải xả vào CTTL.

Xây dựng Tài liệu hướng dẫn QLNT thuộc diện KPCP xả vào CTTL được tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của đề tài bao gồm 8 nội dung và tập huấn áp dụng tại 2 mô hình thí điểm về QLNT thuộc diện KPCP xả vào CTTL tại huyện Bình Xuyên và Khoái Châu.

Mô hình thí điểm các giải pháp QLNT thuộc diện KPCP xả vào kênh chính TNLS và kênh THST đã giải quyết được các vướng mắc về phân công trách nhiệm trong trong công tác QLNT xả vào CTTL và huy động được sự tham gia của cộng đồng, làm thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng. Cả 2 mô hình đều được địa phương đánh giá thành công, có tác động tích cực đến công tác QLNT xả vào CTTL và cải thiện môi trường. Mô hình bền vững, sau khi đề tài kết thúc vẫn có thể duy trì do các trách nhiện đã được phân định và nhận thức của người dân đã được nâng cao.

Phát biểu kết luận tại buổi họp, thay mặt Hội đồng, GS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Phó Giám đốc Viện - Chủ tịch Hội đồng đã đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của chủ nhiệm và nhóm thực hiện trong việc hoàn thiện các sản phẩm của Đề tài.  Đề tài đã đáp ứng về mặt số lượng, khối lượng, chủng loại các sản phẩm khoa học theo đề cương đã được duyệt, khối lượng thực hiện; tiến độ thực hiện đảm bảo theo yêu cầu. Báo cáo đã thể hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu và kết quả của đề tài; Phương pháp nghiên cứu được đề tài lựa chọn là  phù hợp, đảm bảo tính kế thừa, hiện đại và thực tế; Giải pháp công nghệ được đề xuất là đầy đủ và phù hợp.

Chủ nhiệm Đề tài cần chỉnh sửa lại kết cấu báo cáo tổng hợp, kiến nghị; làm rõ thêm phương pháp điều tra, đánh giá, cơ  chế phối hợp; bổ sung bản đồ hệ thống công trình thủy lợi nghiên cứu, thông tin chung các địa điểm thực hiện nghiên cứu, tóm tắt nội dung, phương pháp tập huấn, nội dung thanh tra, kiểm tra, xử phạt; chi tiết hơn cách đánh giá hiệu quả và đưa ra suất đầu tư cho 01 mô hình để làm cơ sở nhân rộng; Phân tích rõ hiện trạng, nguyên nhân về vai trò, nhiệm vụ của các bên liên quan; Xem xét, phân tích nguyên nhân hoặc lý giải mối liên hệ giữa nguồn thải và chất lượng nước; chỉnh sửa trích dẫn, tài liệu tham khảo.

Chủ tịch Hội đồng yêu cầu Chủ nhiệm Đề tài chỉnh sửa, bổ sung theo các góp ý của Hội đồng. Đề tài được đánh giá đạt yêu cầu để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nghiệm thu chính thức.

Ý kiến góp ý: