TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu cải tiến phương pháp xả tràn tiết kiệm nước dựa trên mối quan hệ triều - mặn trên sông Sài Gòn phục vụ cấp nước có hiệu quả cho nhà máy nước Tân Hiệp - TP. Hồ Chí Minh

09/01/2013

Bài viết này tác giả trình bày những nghiên cứu ban đầu của mình về mối liên hệ giữa mực nước triều tại trạm mực nước Cảng Sài Gòn, diễn biến độ mặn tại cửa lấy nước trạm bơm Hòa Phú và thời gian xả nước nhằm phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch vận hành xả nước tối ưu, tiết kiệm nước trong nhiệm vụ xả tràn đẩy mặn đảm bảo cho nhà máy nước Tân Hiệp hoạt động liên tục trong mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm.

I. Đặt vấn đề.

1. Giới thiệu chung về công trình thủy lợi Dầu Tiếng

Hồ Dầu Tiếng là một trong những công trình thủy nông có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay, với dung tích 1,58 tỷ m3 nước. Hồ Dầu Tiếng được đưa vào vận hành từ năm 1985, có công trình đầu mối được xây dựng ở thượng nguồn sông Sài Gòn, tại ngã ba Dầu Tiếng thuộc huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, trải dài từ 11012’ tới 12000’ vĩ độ Bắc và từ 116010’ đến 116030’ kinh độ Đông, cách TP.HCM khoảng 100 km và Thị xã Thủ Dầu Một( tỉnh Bình Dương) 60 km theo đường bộ.

Diện tích lưu vực hồ Dầu Tiếng là 2700 km2 (trên tổng diện tích lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai 5560 km2). Phía Bắc là nông trường Nước Trong, phía Tây là sông Vàm Cỏ  Đông, phía Đông là sông Sài Gòn, phía Nam là quốc lộ 22 về phía Tây Nam huyện Củ Chi, TP.HCM.

Hồ được thiết kế phục vụ đa mục tiêu(như nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, cải thiện môi trường.....), mà trong đó cấp nước cho nông nghiệp là một trong những mục tiêu chính.

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng về dân số, phát triển đô thị đã làm cho các nguồn nước lầy từ các sông suối bị ô nhiễm, đặc biệt là những biến động của thời tiết, khí hậu đã tác động bất lợi đến nhiều vấn đề, trong đó vấn đề xâm nhập mặn gây ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống. Đáng chú ý với những địa phương ở hạ du đập Dầu Tiếng, như TP.HCM, với dân số đông, nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt rất lớn. Vì vậy mà năm 2004 TP đã đầu tư xây dựng nhà máy nước Tân Hiệp trên sông Sài Gòn, nhằm giải quyết một phần nguồn nước sạch cho người dân thành phố, khi xây dựng xong, một vấn đề khó khăn mà nhà máy nước Tân Hiệp phải đối mặt đó là tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô(khi độ mặn vượt quá 250 mg/l là nhà máy phải ngừng hoạt động). Kể từ đó hồ Dầu Tiếng lại có thêm một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đó là xả nước để pha loãng độ mặn trong mùa khô cho nhà máy hoạt động liên tục. Công tác cấp nước được thực hiện khi có yêu cầu cụ thể từ nhà máy nước Tân Hiệp, lượng nước cấp dựa trên cơ sở diễn biến thủy triều ở hạ du sông Sài Gòn, có năm tổng lượng nước xả để pha loãng trên 200 triệu m3. Tuy nhiên với tình hình các hồ chứa tích không đủ đến cao trình thiết kế như hiện nay thì việc tính toán xả nước hợp lý là một yêu cầu cấp thiết.

2. Sự cần thiết phải cải tiến phương pháp xả để tiết kiệm nước

Kết thúc mùa mưa năm 2009 hồ Dầu Tiếng tích nước đạt đến cao trình thiết kế(+24,40 m), về lý thuyết với dung tích tương ứng với mực nước hồ +24,40 m thì đủ để cấp nước cho các nhu cầu dùng nước trong năm 2010. Tuy nhiên, mùa khô năm 2010 diễn biến phức tạp, nắng nóng và khô hạn kéo dài, nhu cầu sử dụng nước tăng cao. Kết thúc vụ Đông Xuân năm 2010, mực nước hồ chỉ còn ở cao trình Z=20,40m, đe dọa đến vấn đề an toàn nguồn nước cấp cho vụ Hè Thu 2010. Vì vậy ngay từ đầu vụ Hè Thu năm 2010 công ty đã phải thực hiện biện pháp tưới luân phiên.

Kết thúc mùa mưa năm 2010 hồ Dầu Tiếng tích nước chỉ đạt đến cao trình +22,90 m, với lượng nước hồ tích được việc cấp nước cho năm 2011 phải đối mặt với một số khó khăn như sau:

Năm 2010 hồ tích nước đến cao trình Z= 22,90 m, tương ứng với dung tích W =1261,20 triệu m3 và ứng với dung tích hữu ích là  791,20 triệu m3, thiếu hụt so với thiết kế là 318,8 triệu m3.

Năm 2011 được dự báo là mùa khô diễn biến phức tạp, tình hình xâm nhập mặn phức tạp hơn năm 2010, đòi hỏi phải xả một lượng nước lớn trong mùa khô để nhà Máy nước Tân hiệp hoạt động liên tục.

Cũng trên cơ sở dự báo khí tượng thủy văn 2011, tỉnh Long An yêu cầu công ty tính toán và chủ động xả nước để khống chế mặn trên sông Vàm Cỏ Đông giới hạn 2g/l không vượt quá Xuân Khánh, Hòa Khánh Tây, Đức Hòa cho năm 2011, qua tính toán lượng nước dự kiến cũng khoảng 60 triệu m3 (tính theo kế hoạch sử dụng của Long An).

Trước những khó khăn kể trên và những bài học được rút ra từ việc cấp nước của năm 2010. Công ty TNHH một thành viên khai thác thủy lợi Dầu Tiếng -Phước Hòa đã phối kết hợp với các đơn vị sử dụng nước trong hệ thống bàn bạc thống nhất kế hoạch cấp nước tiết kiệm, trong đó giải pháp then chốt là đã áp dụng biện pháp cấp nước luân phiên trên 3 hệ thống kênh chính ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2011, trong quá trình thực hiện cũng đã cùng nhau bàn bạc, rút kinh nghiệm và giải quyết những tồn tại. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, năm 2011 được dự báo là năm mà vấn đề xâm nhập mặn diễn biến phức tạp, theo tính toán thì mỗi tháng phải xả tràn 2 đợt, mỗi đợt 8-11 ngày và thời gian xả là từ tháng 1 đến tháng 7(theo hợp đồng với nhà máy nước Tân Hiệp). Như vậy với tình hình thiếu nước như năm 2011, không chỉ áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước qua hệ thống kênh mà còn phải tiết kiệm nước trong quá trình xả qua tràn pha loãng nước cho nhà máy Tân Hiệp.

Xuất phát từ yêu cầu tối ưu hóa nguồn nước xả xuống sông mà vẫn pha loãng được độ mặn, tác giả đã xem xét lại quá trình xả tràn pha loãng độ mặn trong những năm qua, xem xét và tìm mối liên hệ giữa đỉnh triều quan trắc tại trạm mực nước Cảng Sài Gòn và đỉnh mặn quan trắc tại cửa lấy nước của trạm bơm Hòa Phú(Bến Than), xem xét thời gian chuyển nước từ sau cửa xả cho đến vị trí cửa lấy nước của trạm bơm, nhằm tìm ra một cơ sở khoa học trong việc xây dựng kế hoạch xả tràn hợp lý, hiệu quả.

II. Cơ sở, phương pháp nghiên cứu.

1. Sơ  bộ tình hình xả nước pha loãng độ mặn trong những năm qua.

Nhà máy nước Tân hiệp được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2004, cũng từ đó đến nay, cứ vào khoảng tháng 12 hàng năm công ty lại cùng với nhà máy nước Tân Hiệp ký kết và thương thảo hợp đồng xả nước pha loãng độ mặn trước cửa trạm bơm của nhà máy trong mùa khô(từ tháng 1 đến tháng 7 ), Bảng 1 tổng hợp về lượng nước đã phục vụ trong những năm qua:

 Bảng 1: Tổng hợp xả tràn từ năm 2004-2010

Năm

Tổng số ngày xả

(ngày)

Tổng số giờ xả

(h)

Tổng lượng nước xả

(106m3)

2004

16

384

20,74

2005

67,1

1610

172,46

2006

59,88

1392

119,32

2008

44,21

1061

238,54

2009

6

144

25,92

2010

32,43

744

73,152

Tổng cộng

259,62

6151

755,55

(Nguồn: Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa)

Qua số liệu thống kê xả mặn từ năm 2004-2010(Bảng 1) cho thấy: Với thời gian 259,62 ngày, đã thực hiện 6151 giờ xả nước qua tràn, như vậy trung bình mỗi ngày đã sử dụng khoảng 23,69 giờ để xả tràn.

2. Diễn biến triều và mặn trên đoạn sông nghiên cứu

Trên cơ sở bảng thủy triều(tại trạm quan trắc Cảng Sài Gòn), diễn biến độ mặn một số tháng trong mùa khô của những năm qua, sau khi xem xét tác giả nhận thấy: Thời gian xuất hiện đỉnh triều tại trạm Cảng Sài Gòn và thời gian xuất hiện đỉnh mặn tại trạm bơm Hòa Phú lệch nhau từ 5-6 giờ. Có nghĩa là khi xuất hiện mực nước triều cao tại trạm Cảng Sài Gòn lúc 1 giờ thì từ 5-6 giờ tại trạm bơm Hòa Phú sẽ xuất hiện đỉnh mặn.

3. Xác định thời gian xả tràn

Hạ du sông Sài Gòn - Đồng Nai với đặc điểm là lòng dẫn sâu, độ dốc đáy sông nhỏ, biên độ triều lớn, do đó nước mặn sẽ theo dòng triều lên xâm nhập rất cao trên thượng lưu. Các đợt xâm nhập mặn cao điểm(đặc biệt các tháng giữa mùa kiệt tháng 3 và tháng 4) đã gây gián đoạn hoạt động của hai nhà máy nước trọng điểm cấp nước cho hai đô thị dân cư quan trọng là nhà máy nước Tân Hiệp và nhà máy nước Thủ Dầu Một.

Vấn đề xâm nhập mặn tác động đến vị trí sông khu vực xã Hoà Phú, huyện Củ Chi là khu vực vận hành trạm bơm cấp nước cho nhà máy nước Tân Hiệp.

Qua số liệu thu thập được từ nhà máy nước Tân Hiệp: Độ mặn quan trắc được tại trạm bơm Hòa Phú đạt các giá trị cao chỉ vào một số giờ trong ngày, vì vậy việc pha loãng độ mặn cũng chỉ cần thực hiện một số giờ trong ngày và tính toán thời gian chuyển nước từ cửa xả đến vị trí trạm bơm Hòa Phú, những giờ còn lại không cần thiết phải xả nước. Như đã xác định ở mục 2.2(thời gian xuất hiện giữa đỉnh triều và đỉnh mặn lệch nhau khoảng 5-6 giờ) và thời gian chuyển nước từ cửa xả đến vị trí bơm nước khoảng 48 giờ(qua thống kê thực tế).

Trong đó:

Txả : Thời gian xả tràn

N : Ngày xuất hiện mực nước triều cao

(N-2): Ngày tiến hành xả tràn

Tr : Giờ xuất hiện mực nước triều cao

k1: Khoảng thời gian lệch nhau giữa đỉnh triều và đỉnh mặn(khoảng 5-6 giờ)

k2: Số giờ diễn ra mực nước triều cao

(Tr+k1): Giờ bắt đầu xả tràn

(Tr+k1+ k2): Giờ kết thúc xả tràn

Ví dụ: Thời gian từ 13 giờ đến 17 giờ ngày 12/3/2010 mực nước triều tại Cảng Sài Gòn đạt các giá trị cao, vậy thời gian cần thiết để xả tràn hiệu quả là từ 18 giờ đế 22 giờ ngày 10/3/2010. Trong ví dụ này ta có:

Txả là từ 18 giờ ngày 10/3/2010 đến 22 giờ ngày 10/3/2010

N  là ngày 12/3/2011

(N-2) là ngày 10/3/2011

Tr là 13 giờ ngày 12/3/2011

k1 bằng 5 giờ

k2 bằng 4 giờ

(Tr+k1) bằng 18 giờ

(Tr+k1+ k2) bằng 22 giờ

III. Kết quả phương pháp xả tràn mới

Sau khi có được những cơ sở tính toán như trên, tác giả đã áp dụng ngay vào việc xả tràn pha loãng độ mặn cho mùa khô năm 2011, dưới đây là các đợt xả tràn(từ đợt 1 đến đợt 6 năm 2011): từ đầu mùa khô đến nay và kết quả độ mặn quan trắc được từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2011:

Bảng 2: Tổng hợp các đợt xả từ đầu năm 2011 đến nay

Đợt

Tổng số ngày xả

Tổng số giờ xả (giờ)

Tổng lượng nước (106m3)

1

6

144

25,920

2

10

176

22,464

3

7

32

6,552

4

10

59

15,120

5

11

56

14,238

6

12

66

18,648

Tổng

56

533

102,942

 (Nguồn: Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa)

Bảng 3: Diễn biến độ mặn nước sông Sài Gòn tại trạm bơm Hòa Phú(Bến Than) tháng 2 năm 2011

 

Ngày

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

Giờ

Độ mặn (mg/l  Cl- )

1

229

122

90

108

60

55

57

56

60

64

82

98

112

111

120

128

138

45

56

60

85

104

165

174

236

249

253

177

2

229

104

73

58

43

43

36

40

40

54

66

73

126

108

125

135

130

46

36

37

50

66

108

119

148

243

236

148

3

229

122

84

55

41

40

31

31

31

42

42

54

104

94

126

138

123

55

39

32

46

44

75

87

97

169

196

110

4

237

141

97

60

45

38

28

27

27

30

31

43

78

73

117

145

143

87

45

38

32

31

45

49

61

108

170

75

5

246

157

119

66

49

42

30

26

23

24

25

31

47

52

68

149

149

111

73

43

35

26

32

34

42

67

70

51

6

258

207

180

119

78

46

32

27

23

22

24

23

41

30

56

135

168

151

131

71

42

31

29

29

31

40

37

36

7

220

212

192

146

97

66

45

31

24

23

22

22

30

27

44

87

166

175

167

110

73

36

36

28

26

31

31

31

8

185

150

213

196

143

84

55

43

24

28

23

22

24

25

31

54

147

190

183

161

123

64

47

30

26

27

27

27

9

147

63

156

156

160

113

89

53

42

33

24

22

22

21

25

31

68

127

190

200

161

90

63

32

28

26

25

25

10

56

50

108

140

109

134

93

66

47

37

28

23

23

20

22

27

36

95

151

210

178

138

92

41

33

28

25

24

11

39

45

66

89

91

96

92

71

57

45

36

29

23

21

21

25

27

44

110

141

181

172

117

67

40

30

26

24

12

37

40

42

55

62

61

59

58

56

52

40

34

25

21

21

23

23

31

71

110

111

177

146

90

63

35

28

25

13

34

31

34

37

39

41

41

42

32

47

44

40

29

26

22

20

21

27

42

85

85

90

108

108

76

50

33

25

14

34

33

30

35

28

32

35

31

29

35

43

45

37

30

22

22

21

23

27

40

57

63

76

71

86

68

42

30

15

39

34

29

34

26

26

28

29

26

28

36

50

45

31

26

25

23

24

24

29

35

48

53

54

79

99

57

37

16

44

34

29

33

24

25

26

22

25

27

29

51

60

51

35

32

32

26

25

30

28

32

47

40

64

130

99

63

17

48

38

37

32

29

25

24

22

22

25

26

47

80

68

54

48

43

38

27

33

35

30

30

34

55

155

145

121

18

57

46

43

36

35

27

26

23

22

24

27

44

91

89

103

93

51

51

42

35

40

38

35

35

53

171

179

140

19

97

60

53

39

39

33

20

33

26

28

28

46

97

101

115

113

99

79

59

54

45

41

44

46

56

183

199

180

20

163

114

101

43

72

50

44

39

33

36

33

49

100

115

140

145

146

103

89

84

86

100

73

52

60

184

208

190

21

182

113

133

70

83

68

58

47

47

46

40

53

101

121

152

164

160

141

137

138

107

149

91

72

82

194

216

205

22

205

155

145

128

102

95

78

53

66

57

58

71

103

125

150

170

127

157

162

159

164

204

123

102

110

200

208

166

23

191

150

145

109

79

96

103

69

80

75

71

84

104

126

149

141

110

110

133

148

198

224

181

180

156

223

200

146

24

153

107

186

74

66

83

97

82

95

95

88

97

106

121

136

140

68

81

97

113

141

213

231

217

236

245

186

131

TB

140

97

99

80

67

59

51

43

40

41

40

48

67

67

78

91

92

84

88

90

89

92

85

75

81

123

121

91

min

34

31

29

32

24

25

20

22

22

22

22

22

22

20

21

20

21

23

24

29

28

26

29

28

26

26

25

24

max

258

212

213

196

160

134

103

82

95

95

88

98

126

126

152

170

168

190

190

210

198

224

231

217

236

262

253

205

Số giờ >150

13

6

5

2

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

2

3

4

5

4

5

5

3

3

3

11

11

5

Số giờ >=200

8

2

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

0

3

1

1

2

5

6

1

Số giờ >=250

1

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

0

                                                                                 (Nguồn: Nhà máy nước Tân Hiệp-Tổng công ty cấp nước Sài Gòn)

 

 Bảng 4: Diễn biến độ mặn nước sông Sài Gòn tại trạm bơm Hòa Phú(Bến Than) tháng 3 năm 2011

Ngày

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

Giờ

Độ mặn (mg/l  Cl- )

1

130

102

49

65

81

79

58

94

119

137

131

211

234

259

157

166

155

84

92

83

88

79

56

86

88

170

184

162

197

163

75

2

129

113

65

64

66

53

52

56

74

89

90

162

165

218

108

161

173

105

62

60

67

51

46

58

60

121

109

102

172

146

91

3

130

123

79

63

52

47

50

42

50

56

60

113

124

147

85

160

194

136

77

74

49

39

36

42

35

71

58

75

141

125

119

4

131

137

145

78

54

52

50

38

39

41

45

64

80

82

57

124

211

178

138

85

58

34

34

32

32

46

46

49

84

104

158

5

121

150

152

109

77

68

48

42

39

36

41

50

50

59

45

76

132

230

209

106

66

30

31

32

29

40

38

39

54

78

186

6

70

170

184

161

112

98

77

49

46

41

35

38

36

43

39

51

195

250

240

169

105

44

31

31

28

32

32

31

41

55

200

7

39

126

192

189

140

161

116

80

60

49

37

38

33

37

33

42

149

240

272

256

153

65

40

32

30

30

30

30

37

44

149

8

28

108

151

209

168

208

143

109

100

69

43

40

35

23

31

34

62

215

305

300

220

98

49

37

35

31

31

29

33

37

87

9

25

55

119

156

180

221

168

176

141

87

61

45

36

35

29

31

47

170

219

348

266

125

71

45

45

33

31

29

31

33

48

10

26

33

64

120

136

182

200

190

157

122

87

60

47

35

30

29

40

116

158

349

320

158

95

62

60

38

34

30

31

31

40

11

24

28

34

71

103

132

140

207

182

142

106

93

55

38

31

29

35

65

62

197

198

141

122

95

96

48

36

32

31

33

37

12

24

25

29

42

99

92

96

147

137

142

124

103

71

45

34

30

33

36

56

150

150

97

117

117

104

66

44

33

34

32

35

13

25

25

27

30

42

72

70

109

98

97

103

121

89

56

39

35

34

34

45

85

86

65

81

89

101

98

68

42

40

39

37

14

30

27

27

30

33

42

46

70

70

70

89

109

118

85

49

39

36

36

42

68

62

44

53

51

97

135

99

51

46

48

39

15

31

28

27

29

32

37

35

44

50

56

59

86

122

126

65

46

58

41

44

58

48

39

42

44

95

153

161

97

72

60

54

16

42

33

31

33

47

42

37

41

44

40

56

74

134

203

125

85

97

70

54

62

57

38

40

35

69

159

185

170

137

114

98

17

81

61

45

42

56

52

39

44

42

47

59

68

137

223

162

144

142

98

84

88

65

41

38

34

54

168

206

197

195

166

127

18

124

104

73

63

70

72

58

62

51

49

65

81

139

228

194

195

203

165

121

117

104

48

42

38

59

152

212

229

231

218

203

19

151

158

133

103

103

100

91

95

69

67

85

95

176

240

228

242

244

230

194

175

131

76

48

42

69

150

226

250

267

237

228

20

175

170

170

140

142

160

145

119

107

94

128

111

181

219

249

249

252

256

266

250

190

95

117

65

81

164

215

258

270

257

251

21

200

170

195

179

174

210

166

189

142

149

183

167

219

212

238

244

242

240

303

305

248

147

145

82

109

140

207

281

268

212

235

22

180

124

161

163

219

226

190

222

209

209

243

250

262

239

207

212

193

188

240

250

240

195

167

126

155

Cúp
điện

205

250

247

146

168

23

140

110

138

134

166

145

150

232

241

223

266

288

271

239

187

176

145

145

189

193

170

155

193

146

192

201

228

213

108

144

24

120

94

77

96

118

106

117

177

180

174

291

308

310

233

170

161

99

110

125

139

120

98

126

131

218

195

221

194

88

88

TB

91

95

99

99

103

111

98

110

102

95

104

116

130

139

108

115

132

143

150

165

136

83

76

65

81

97

119

121

128

107

121

min

24

25

27

29

32

37

35

38

39

36

35

38

33

23

29

29

33

34

42

58

48

30

31

31

28

30

30

29

31

31

35

max

200

170

195

209

219

226

200

232

241

223

291

308

310

259

249

249

252

256

305

349

320

195

193

146

218

170

226

281

282

257

259

Số giờ

>=150

4

5

7

6

5

7

5

7

5

3

4

6

8

11

9

10

10

11

11

12

10

3

2

0

3

7

11

10

10

6

8

Số giờ

>=200

1

0

0

1

1

4

1

3

2

2

3

4

5

11

4

4

5

7

8

7

5

0

0

0

1

0

7

7

6

4

5

Số giờ

>=250

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

3

3

1

0

0

1

2

4

7

2

0

0

0

0

0

0

4

3

1

1

(Nguồn: Nhà máy nước Tân Hiệp-Tổng công ty cấp nước Sài Gòn)

 

 Bảng 5: Diễn biến độ mặn nước sông Sài Gòn tại trạm bơm Hòa Phú(Bến Than) tháng 4 năm 2011

Ngaøy

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

Giờ

Độ mặn (mg/l  Cl- )

1

89

53

46

45

50

53

61

72

100

143

156

200

135

106

62

66

44

50

56

38

40

41

2

86

61

45

38

38

41

46

51

65

89

94

153

108

114

82

89

49

40

41

36

36

37

3

90

75

46

39

37

30

35

44

43

55

66

100

84

109

157

107

65

44

27

35

34

33

4

113

87

54

45

39

37

35

34

35

45

38

53

53

83

172

156

103

57

41

34

32

31

5

186

115

83

69

46

45

37

34

35

38

38

45

46

65

183

200

156

108

53

36

33

30

6

203

162

106

69

66

54

43

40

35

36

37

39

37

48

157

214

215

145

76

38

35

30

7

216

191

156

111

92

89

53

45

36

37

37

35

34

40

87

181

258

209

93

44

37

 

8

168

121

187

156

120

97

80

59

47

43

39

35

30

38

44

133

240

257

150

53

43

 

9

116

161

149

188

131

135

107

80

63

59

44

37

34

33

41

76

170

243

187

81

58

 

10

62

110

95

154

174

159

134

95

91

86

65

46

35

35

34

51

118

160

145

97

79

 

11

47

71

74

111

112

132

144

136

137

125

83

60

40

36

34

43

73

118

95

81

93

 

12

39

61

55

79

89

88

97

154

162

149

100

91

49

39

35

37

51

67

66

62

70

 

13

40

55

58

57

67

70

77

90

142

163

169

123

81

49

37

39

47

48

48

48

56

 

14

43

43

40

45

46

51

56

78

94

126

175

193

143

86

53

44

44

53

39

41

42

 

15

48

49

44

44

44

43

44

57

71

115

183

225

196

151

79

81

62

58

39

40

39

 

16

76

57

54

49

50

47

48

50

63

96

161

241

220

175

160

114

101

82

42

40

39

 

17

95

91

72

59

64

53

59

59

68

89

158

256

250

209

189

175

124

137

50

41

42

 

18

159

135

96

97

83

72

69

65

85

96

160

232

276

250

246

252

220

163

73

58

49

 

19

210

175

145

124

116

96

111

91

105

110

178

219

248

264

270

277

270

246

98

80

59

 

20

236

210

168

164

151

131

140

131

156

133

194

187

200

200

202

238

258

309

116

111

90

 

21

170

173

182

202

187

167

162

170

208

167

229

185

167

161

151

177

187

266

131

133

102

 

22

126

130

124

112

155

188

186

199

247

214

238

184

128

91

108

133

143

192

89

113

113

 

23

101

87

92

69

117

124

132

194

245

239

263

183

96

78

67

74

122

123

53

85

84

 

24

64

60

61

57

83

87

96

146

179

204

251

160

103

69

56

49

108

77

42

53

60

 

TB

116

106

93

91

90

87

86

91

105

111

132

137

116

105

113

125

135

136

77

62

57

34

min

39

43

40

38

37

30

35

34

35

36

37

35

30

33

34

37

44

40

27

34

32

30

max

236

210

187

202

187

188

186

199

247

239

273

256

278

264

273

292

304

309

187

133

113

41

Số giờ
>=150

8

6

4

5

4

3

2

4

6

5

13

13

7

7

10

9

9

9

2

0

0

0

Số giờ
>=200

4

1

0

1

0

0

0

0

3

3

4

6

5

4

3

5

6

6

0

0

0

0

Số giờ
 >=250

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

1

2

2

1

2

3

3

0

0

0

0

(Nguồn: Nhà máy nước Tân Hiệp-Tổng công ty cấp nước Sài Gòn)

Bảng 6: Tổng hợp Kết quả tiết kiệm nước từ việc cải tiến xả tràn

Năm 2004-2010

Năm 2011

Tổng số

ngày xả

(ngày)

Tổng số
 giờ xả

(h)

Tổng lượng nước xả

(106m3)

Trung bình

mỗi ngày xả

(giờ)

Lưu lượng xả trung bình

(m3/s)

Tổng số

 ngày xả

 (ngày)

Tổng số
 giờ xả

(h)

Tổng lượng nước xả

(106m3)

Trung bình

mỗi ngày xả

(giờ)

Lưu lượng xả trung bình

(m3/s)

259,62

6151

755,55

23,69

34,12

56

533

102,942

9,52

53,64

 (Nguồn: Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa)

Nhận xét:

Từ kết quả ở các bảng 5,6 và 7(hàng cuối cùng trong mỗi bảng), chỉ có ngày 20/3/2011 là ngày có số giờ mặn  >=250 (mg/l  Cl- ) tổng cộng có 7 giờ(Theo quy định tổng số giờ mặn >=250 (mg/l  Cl- ) trong mỗi ngày phải <=4 giờ, vi phạm hợp đồng là 3 giờ). Tuy nhiên ngày 19-20/3/2011 là những ngày xảy ra hiện tượng siêu mặt trăng(ngày mặt trăng gần trái đất nhất trong 18 năm qua).

Qua số liệu ở Bảng 8 cho thấy: Từ năm 2004-2010 với thời gian 259,62 ngày, đã thực hiện 6151 giờ xả nước qua tràn, như vậy trung bình mỗi ngày sử dụng khoảng 23,69 giờ để xả tràn(từ năm 2004-2010 thời gian xả tràn gần như liên tục các giờ trong ngày, xả cả vào những giờ triều thấp), lưu lượng xả trung bình Q= 34,12 m3/s.

Cũng từ Bảng 8, năm 2011 với thời gian 56 ngày, đã thực hiện 533 giờ xả nước qua tràn, như vậy trung bình mỗi ngày sử dụng khoảng 9,52 giờ để xả tràn(năm 2011 công ty tính toán và chỉ xả vào những giờ có mực nước triều cao trong ngày), lưu lượng xả trung bình Q= 53,64 m3/s.

Qua đó cho thấy năm 2011 đã cải tiến trong việc xả nước pha loãng độ mặn cho nhà máy nước Tân Hiệp với thời gian vận hành xả tràn trong mỗi ngày từ 23,69 giờ giảm xuống còn 9,52 giờ, giảm được 14,17 giờ trong mỗi ngày xả tràn. Lượng nước tiết kiệm được so với cách xả trước đây là 97,47 triệu m3.

IV. Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận

Nghiên cứu này bước đầu chỉ ra được những cơ sở sở khoa học phục vụ cho việc nâng cao công tác quản lý vận hành công trình nói chung và vận hành cấp nước pha loãng độ mặn trên sông Sài Gòn nói riêng, nhằm ứng phó với tình hình khi mà các hồ chứa tích nước không đạt thiết kế hoặc các nhu cầu sử dụng nước tăng cao.

Với nghiên cứu này tác giả đã xác định được mối quan hệ về thời gian giữa đỉnh triều xuất hiện tại Cảng Sài Gòn và đỉnh mặn xuất hiện tại cửa lấy nước của trạm bơm Hòa Phú có khoảng thời gian lệch nhau từ 5-6 giờ. Bước đầu của nghiên cứu tác giả cũng xác định được thời gian chuyển nước từ cửa xả đến vị trí cửa lấy nước của trạm bơm Hòa Phú là 48 giờ(khác với một vài nghiên cứu trước đây cho rằng thời gian chuyển nước là 8 giờ). Cuối cùng tác giả cũng đã đề xuất được công thức kinh nghiệm về thời gian cần thiết để vận hành xả tràn tiết kiệm.

2. Kiến nghị

Lần đầu tiên công trình thủy lợi Dầu Tiếng áp dụng phương pháp xả tràn mới, mặc dù phương pháp này bước đầu đã cho một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố tác động chưa tính đến khi trình bày trong báo cáo này, hoặc là chưa được nghiên cứu đến, cần được quan tâm xem xét đó là:

Diễn biến độ mặn trong mỗi tháng có sự khác nhau, cần nghiên cứu thêm để xác định giá trị k1 ứng với từng tháng trong mùa khô. Do lượng nước ngầm bổ sung vào sông trong các tháng khác nhau cũng khác nhau, vì vậy nếu chỉ căn cứ vào mực nước triều mà không xét đến lượng nước gia nhập khu giữa(nước ngầm và nước từ mưa) để xây dựng kế hoạch xả  thì đôi khi kết quả lại nằm ngoài ý muốn.

Theo như công thức trên thì thời gian chuyển nước từ cửa tràn đến trạm bơm Hòa Phú là 48 giờ(thử nghiệm cho kết quả tốt khi xả tràn với lưu lượng từ 60-100 m3/s). Vì vậy khi xả tràn với lưu lượng nhỏ hơn 60 hoặc lớn hơn 100 m3/s thì thời gian chuyển nước có thể khác 48 giờ.

Trong quá trình vận hành xả tràn nếu người vận hành không thực hiện đúng như thời gian quy định thì lượng nước khi chuyển đến trạm bơm sẽ bị lệch pha với pha mặn tại vị trí này. Như vậy độ mặn sẽ không được pha loãng.

Trong quá trình vận hành xả tràn nếu giữa người xây dựng kế hoạch xả tràn và người quan trắc mặn không có sự phối hợp đúng thì có thể dẫn đến việc điều chỉnh kế hoạch xả tràn bị sai, dẫn đến lãng phí nước.

Cuối cùng là cần có một sự hỗ trợ về tài chính để tác giả có điều kiện thực hiện một số thử nghiệm thực tế để tính toán chính xác thời gian chuyển nước từ cửa xả đến trạm bơm Hòa Phú  ứng với các thời điểm khác nhau trong mùa khô.

Tài liệu tham khảo

[1]. Bảng thủy triều năm 2010 và 2011, tập 2-Nhà xuất bản khoa học tự nhiên và công nghệ.

[2]. Kết quả phân tích độ mặn tại vị trí lấy nước của trạm bơm Hòa Phú - nhà máy nước Tân Hiệp các tháng (1-7) của các năm 2009, 2010 và 2011.

[3]. Thông báo xả tràn các đợt trong năm 2009, 2010 và 2011 của công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa.


Tác giả:ThS. Nguyễn Văn Lanh
Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa

Tạp chí KH&CN Thủy lợi

Ý kiến góp ý: