TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu chế độ thủy động lực và bồi xói khu vực cồn Kiến, cồn Bùn, cồn Lác trên sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre

25/07/2024

Bài viết dùng mô hình MIKE 21/3 Coupled model FM để đánh giá chế độ thủy động lực và bồi xói lòng dẫn đoạn sông Cổ Chiên chảy qua cụm cồn Kiến, cồn Bùn và cồn Lác. Kết quả cho thấy dòng chảy trong khu vực lớn nhất đạt từ 0,8 đến 1,4 m/s, trung bình từ 0,3- 0,6 m/s, xuất hiện vào mùa mưa, thời kỳ đỉnh lũ, khi triều xuống. Có sự thay đổi phân bổ lưu lượng dòng chảy cho nhánh trái và nhánh phải khi đi qua khu vực nghiên cứu. Dòng chảy có xu hướng dịch chuyển phân bố lưu lượng từ nhánh trái sang nhánh phải khi chảy qua cồn Bùn. Kết quả là vận tốc các dòng triều lên và rút tăng mạnh ở khoảng hở giữa các cồn, đặc biệt là khu vực đuôi cồn Bùn và đầu cồn Lác. Tốc độ dòng chảy lớn nhất xuất hiện ở nửa đuôi cồn Bùn nhánh trái và nửa đầu cồn Lác nhánh phải. Tại những khu vực dòng chảy lớn, xói lói lở xảy ra với tốc độ 0,4-0,8 m/năm, một số vị trí có thể đạt tới 1 m/năm. Những khu vực có vận tốc nhỏ (dao động nhiều trong khoảng dưới 0,2 m/s) có xu hướng ổn định và bồi nhẹ từ 0,1-0,2 m/năm. So sánh với kết quả từ đợt điều tra thực địa tại khu vực nghiên cứu vào tháng 4 năm 2023 cũng cho thấy sự tương đồng giữa kết quả tính toán và điều tra thực tế. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề ra các biện pháp phòng chống sạt lở nhằm giảm nhẹ thiệt hại và ổn định đời sống của người dân địa phương trong khu vực.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÀI LIỆU SỬ DỤNG

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Dữ liệu nghiên cứu

3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình

3.2. Kết quả nghiên cứu

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

_______________________________________________________________________

Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu chế độ thủy động lực và bồi xói khu vực cồn Kiến, cồn Bùn, cồn Lác trên sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre

Nguyễn Thị Kim Thảo, Lê Văn Tuấn, Hoàng Văn Huân
Viện Kỹ thuật Biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: