TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu cơ sở lý thuyết đề xuất khung quản lý hạn hán cấp lưu vực sông ở Việt Nam

10/07/2017

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình hạn hán đang ngày càng diễn biến phức tạp trong những năm gần đây và trong tương lai ở Việt Nam và đặc biệt nghiêm trọng ở các tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Công tác dự báo, cảnh báo hạn hán ngày càng khó khăn, từ đó dẫn đến thiếu chủ động trong chuẩn bị và ứng phó. Các thiệt hại do hạn hán gây ra vì thế là đáng kể trong một số năm hạn hán nặng. Để góp phần quản lý hạn hán hiệu quả hơn, bài báo đề xuất một khung quản lý hạn hán cho Việt Nam dựa trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quản lý hạn hán của một số nước trên thế giới và áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

I. MỞ ĐẦU

Hạn hán là một trong những thiên tai phổ biến, diễn ra từ từ nhưng có tác động lớn đến môi trường, kinh tế - xã hội, chính trị và sức khỏe con người. Sau lũ lụt và bão, hạn hán được xếp vào loại thiên tai thường xuyên xảy ra ở Việt Nam. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra khả năng xuất hiện nhiều hơn những đợt hạn hán nặng trên nhiều vùng của Việt Nam [1]. Hán hán là một trong những nguyên nhân chính làm giảm diện tích gieo trồng, giảm năng suất và sản lượng cây trồng, giảm thu nhập của người sản xuất, cũng như tăng giá thành sản xuất và giá cả lương thực; thiếu nước do hạn hán, khiến các nhà máy thủy điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành.

Hạn hán khác với các loại thiên tai khác ở nhiều khía cạnh. Những điểm đặc trưng nhất là việc xác định thời gian bắt đầu và kết thúc đợt hạn hán thường là khó khăn, tác động của hạn hán thường tích lũy một cách chậm chạp trong một khoảng thời gian dài và có thể kéo dài trong nhiều năm sau khi đợt hạn hán kết thúc. Cũng do sự diễn biến tích lũy chậm, tác động của hạn hán thường khó nhận biết hơn và khi nhận biết được thì sự thiệt hại đã đáng kể.

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đợt hạn hán nặng đã xuất hiện nhiều hơn ở nhiều nơi trên lãnh thổ nước ta. Trong đó, tần suất hạn hán cao chủ yếu tập trung xảy ra vào các tháng thuộc vụ đông xuân (từ tháng 1 đến tháng 4) và vụ hè thu (từ tháng 5 đến tháng 8). Hạn vào mùa đông chủ yếu xảy ra trên khu vực Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây Nguyên; hạn mùa hè thịnh thành ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Hạn mùa đông tần suất cao hơn hạn mùa hè và tần suất hạn mùa đông có thể lên đến 100% ở một số nơi thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ [2]. Phan Văn Tân và nnk (2010) [3] cho rằng tần suất hạn tháng ở các vùng khí hậu phía Nam lớn hơn nhiều so với vùng khí hậu phía Bắc nhưng tính cực đoan ở các vùng khí hậu phía Bắc lại mạnh hơn. Mức độ biến động của số lần xuất hiện hạn hán thể hiện mạnh ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, biến động ít nhất là vùng Tây Bắc. Tần suất xuất hiện hạn trong tháng và hạn trong mùa tại các khu vực không có sự khác biệt nhiều, điều này cho thấy các lần xuất hiện hạn trong tháng thường kéo dài và đạt chỉ tiêu xuất hiện hạn theo mùa.

Những năm qua, Việt Nam đã thực hiện quản lý hạn hán một cách tương đối hiệu quả. Tuy nhiên mới chỉ là “quản lý sự cố” mà chưa chú trọng đến “quản lý rủi ro”. Tức là mới chỉ quản lý theo kiểu ứng phó và khắc phục hậu quả khi hạn hán đã xảy ra. Thế giới đã và đang ứng dụng mô hình quản lý rủi ro hạn hán thay vì mô hình quản lý sự cố như trước đây và hiện tại Việt Nam cũng đang dần dần tiếp cận theo phương pháp quản lý này. Vì thế nhu cầu cấp thiết đặt ra là làm sao phải dự phòng, cảnh báo sớm và chuẩn bị trước những biện pháp giảm nhẹ nếu dự báo trước được hạn hán xảy ra để giảm thiểu những tác động của hạn hán và đặc biệt tác động của hạn hán đối với cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Các công tác chuẩn bị và ứng phó với hạn hán đề cập trên là một phần trong khung quản lý hạn hán quốc gia đề xuất. Khung đề xuất này bao gồm tất cả các nội dung về thể chế, chính sách; hệ thống số liệu khí tương, thủy văn; hệ thống hỗ trợ ra quyết định và các kế hoạch ứng phó hạn hán, … giúp cho việc quản lý hạn hán hiệu quả ở Việt Nam.

II. Các khung và kinh nghiệm quản lý hạn hán trên thế giới

III. Đề xuất khung và các hợp phần quản lý hạn hán cho Việt Nam

IV. Kết luận

Trên đây chỉ là Khung lý thuyết quản lý hạn hán đề xuất áp dụng cho Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đang thực hiện các bước cụ thể hóa các hợp phần và các hạng mục trong Khung đề xuất này.

Việc đề xuất một khung quản lý tổng hợp, cảnh báo, dự báo và hành động ứng phó với hạn hán là một kết quả mới đối với Việt Nam. Khung được kết hợp một cách tổng thể từ thể chế chính sách, dự báo hạn hán theo mùa và từ đó có được các biện pháp ứng phó hạn hán phù hợp và thiết thực. Khung quản lý này sẽ được tích hợp các công cụ hỗ trợ ra quyết định trực tuyến đảm bảo hiệu quả cho người sử dụng cũng như đối với người ra quyết định. Cuối cùng, khung đề xuất này tiếp cận theo phương pháp không những “quản lý sự cố” mà còn “quản lý rủi ro”, là cách tiếp cận mới trên thế giới và có thể áp dụng được ở Việt Nam, góp phần quản lý hạn hán hiệu quả hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Văn Thắng (2010). Đánh giá xu thế biến đổi của các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa, mực nước biển, thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, ...). Hà Nội: Viện Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

[2]. Nguyễn Trọng Hiệu&Phạm Thị Thanh Hương (2003). Đặc điểm hạn và phân vùng hạn ở Việt Nam. Hội thảo khoa học lần thứ 8, Viện Khí tượng thủy văn (trang 95-106). Hà Nội: Bộ Tài nguyên môi trường.

[3]. Phan Văn Tân và nnk (2010). Báo báo tổng hợp Kết quả Đề tài "Nghiên cứu tác động của Biến đổi khí hậu toàn cầu đến các yếu tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở Việt Nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó". Hà Nội: Bộ Khoa học và Công nghệ.

[4]. Kosovo's Water Task Force (2011). Kosovo drought risk management framework - An Action Plan for Policy, Procedures and Coordination. Kosovo.

[5]. Arizona's Drought Task Force (2004). Arizona Drought Preparedness Plan - Operational Drought Plan. Arizona, US.

[6]. Agri SA, T. S. (2006). A study on a disaster risk management plan for the South African Agricultural sector. Pretoria.

[7].  White, D. H., & O'Meagher, B. (1995). Coping with Exceptional Drought in Australia.Drought Network News.


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết đề xuất khung quản lý hạn hán cấp lưu vực sông ở Việt Nam

Tác giả:

PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong, ThS. Phạm Việt Hùng
TS. Hà Hải Dương, ThS. Vũ Hải Nam

Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: