TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu công trình trạm lắp đặt bơm hướng trục chìm tiếp nước cho bể hút trạm bơm ven sông Hồng

18/03/2016

Bài báo giới thiệu hai phương án trạm lắp đặt máy bơm hướng trục chìm tiếp nước cho bể hút của trạm bơm Sơn Đà, Ba Vì, Hà Nội: Trạm lắp máy bơm chìm cố định và trạm lắp bơm chìm di động. Trạm lắp máy bơm chìm cố định thuận tiện cho vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhưng chi phí xây dựng rất tốn kém và làm thay đổi kết cấu kênh hút của công trình. Trạm lắp máy bơm chìm di động không làm ảnh hưởng tới kết cấu kênh hút và chi phí ít tốn kém, lắp đặt, vận hành cũng đơn giản và thuận tiện. Trong điều kiện địa hình, địa chất của trạm bơm ven sông phức tạp thì đây là giải pháp nên lựa chọn ứng dụng.    

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Các trạm bơm ven sông Hồng và Thái Bình vào mùa kiệt (mùa khô) mực nước trong bể hút thường bị cạn kiệt dưới mức thiết kế từ 0,5 đến 1,5m, nên các máy bơm không thể hoạt động được. Để khắc phục tình trạng đó, một trong các biện pháp được ứng dụng là sử dụng các bơm hướng trục lưu lượng lớn, cột nước rất thấp để tiếp nước cho bể hút.

Một trong các vấn đề đặt ra là công trình lắp đặt bơm phải đơn giản trong xây dựng, ít tốn kém và vận hành thuận tiện. Tùy điều kiện thực tế tại mỗi trạm bơm ven sông, trạm lắp đặt máy bơm chìm để tiếp nước cho bể hút có thể phải có dạng khác nhau .

Trong khuôn khổ của đề tài NCKH độc lập cấp nhà nước mã số ĐTĐL-2011-T/08 “Nghiên cứu giải pháp nhằm đảm bảo lấy nước tưới chủ động cho hệ thống các trạm bơm ở hạ du hệ thống Sông Hồng - Thái Bình trong điều kiện mực nước sông xuống thấp” chúng tôi đã thiết kế 02 dạng trạm lắp đặt máy bơm chìm: trạm lắp đặt máy bơm chìm dạng cố định và trạm lắp đặt máy bơm chìm dạng di động. 

Trạm lắp đặt máy bơm chìm dạng cố định được xây dựng trên kênh hút của trạm bơm chính, còn trạm lắp đặt máy bơm chìm dạng di động sẽ được bố trí phía ngoài kênh hút ở phía dòng sông chảy vào kênh. Trong các phần sau sẽ trình bày kết cấu của các dạng trạm này ứng dụng cho trạm bơm Sơn Đà, Ba Vì, Hà Nội.

II. GIỚI THIỆU KHU VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

2.1. Đặc điểm của trạm bơm Sơn Đà.

2.2. Yêu cầu đối với công trình trạm lắp đặt máy bơm chìm tiếp nước cho bể hút. 

III. CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT

3.1 Trạm lắp đặt máy bơm chìm dạng cố định trên kênh hút của trạm bơm chính

3.2 Trạm lắp đặt máy bơm chìm dạng di động

IV. KẾT LUẬN

Bài báo đã giới thiệu hai phương án thiết kế công trình trạm lắp đặt máy bơm hướng trục chìm để tiếp nước cho bể hút.

Dạng trạm lắp máy bơm chìm cố định thuận tiện cho vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tuy nhiên kinh phí đầu tư xây dựng công trình khá lớn (gấp từ 2 đến 3 lần so với kinh phí đầu tư xây dựng công trình lắp đặt máy di động), đặc biệt khi tầng địa chất xây dựng công trình là tầng cát chảy thì việc đầu tư xây dựng công trình sẽ rất lớn (có thể gấp 3 đến 4 lần bình thường). Trong điều kiện đó, nên lựa chọn giải pháp xây dựng trạm lắp đặt nổi di động.

Trạm lắp đặt máy nổi di động có nhiều ưu điểm: không làm ảnh hưởng tới kết cấu của công trình cũ, Việc chế tạo và lắp đặt thiết bị không phụ thuộc điều kiện địa chất công trình. Kinh phí đầu tư xây dựng thấp hơn nhiều so với phương án công trình lắp đặt máy cố định. Đây sẽ là giải pháp phù hợp có thể ứng dụng cho các trạm bơm ven sông có điều kiện địa hình, địa chất phức tạp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS.Nguyễn Văn Bày. Máy bơm và trạm bơm trong nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội 1999.

[2]. Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Cơ điện và Xây dựng, Tổng Công ty Cơ điện – Xây dựngNông nghiệp và Thủy lợi. Trạm bơm nổi 33 kW. Hà Nội 2009.

[3]. Pumping station Design. Second Edition. Editor – in – chief. Robertl. Sanks, Ph. D. PE. Butterworsh-Heinemann - 1998.

[4]. ITT Flygt. Pumping Stations with large Submersible Propeller Pumps. Design Recommendations. (Tài liệu quảng bá sản phẩm).


Chi tiết bài báo: Nghiên cứu công trình trạm lắp đạt bơm hướng trục chìm tiếp nước cho bể hút trạm bơm ven sông Hồng

Tác giả:

GS.TS. Lê Danh Liên, PGS.TS. Phạm Văn Thu
Đoàn Bình Minh, Vũ Đình Hưng
Viện Bơm và Thiết bị Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: