TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu đánh giá giải pháp cấp nước bổ sung cho sản xuất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi sông Nhuệ

19/12/2024

Hệ thống thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của các tỉnh khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và các hoạt động xây dựng hồ chứa trên thượng nguồn đã dẫn đến tình trạng hạ thấp mực nước của các sông lớn trong vùng, trong đó có sông Hồng. Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá khả năng cấp nước của hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ, hệ thống lấy nước từ Sông Hồng, trong điều kiện hiện trạng và trong tương lai khi có cấp nước bổ sung từ trạm bơm Liên Mạc với công suất 70m3/s. Việc đánh giá hiện trạng cấp nước và giải pháp cấp nước bổ sung đã sử dụng mô hình MIKE 11 để mô phỏng diễn toán mực nước dọc trục chính Sông Nhuệ trong giai đoạn mùa kiệt (vụ Đông Xuân). Mô hình thủy lực hệ thống được thiết lập, kiểm định và hiệu chỉnh với độ tin cậy cao (R2>0,85 và NASH>0,78). Các kịch bản mô phỏng được đưa ra bao gồm: 1) Kịch bản (KB1) năm trung bình nước với tần suất mực nước và lưu lượng sông ngoài P=50%; 2) Kịch bản (KB2) năm ít nước với tần suất mực nước và lưu lượng sông ngoài P=85%; 3) Kịch bản (KB3) năm trung bình nước với tần suất mực nước và lưu lượng P=50% và được cấp nước bổ sung với lưu lượng Q=70m3/s; 4) Kịch bản (KB4) năm ít nước với tần suất mực nước và lưu lượng P=85% và được cấp nước bổ sung với lưu lượng Q=70m3/s. Kết quả mô phỏng cho thấy: Đối với KB1 và KB2 khi không được cấp nước bổ sung, mực nước tại các cống chính trên hệ thống không đảm bảo yêu cầu về cao trình so với quy định trong “Quy trình vận hành hệ thống Sông Nhuệ” nên không đảm bảo yêu cầu cấp nước; Trường hợp được cấp nước bổ sung với năm trung bình nước (KB3) thì mực nước đáp ứng được yêu cầu; Đối với năm ít nước khi được cấp nước bổ sung từ trạm bơm Liên Mạc thì mực nước dọc trục chính xấp xỉ so với yêu cầu, trường hợp này cần thực hiện điều tiết cống chính và tổ chức tưới luân phiên

1. GIỚI THIỆU

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả kiểm định và hiệu chỉnh mô hình

3.2. Kết quả mô phỏng diễn biến mực nước theo các kịch bản mô phỏng

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Viện Quy hoạch thủy lợi, 2019, “Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Điều tra, đánh giá tác động của việc hạ thấp mực nước đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi dọc sông chính khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ”, 2019, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

[2] Phạm Ngọc Hải, Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống thuỷ lợi, 2006. [và những người khác]. Tập 1; Hà Nội: Xây dựng. (#000000892) [3] A. Chowdhury, 2020, Hydrodynamic flood modeling for the Jamuna River using HEC-RAS & MIKE 11, 5th International Conference on Advances in Civil Engineering (ICACE-2020) 21-23 December 2020

[4] Nguyễn Vũ Anh Tuấn, 2016, Ứng dụng mô hình MIKE 11 mô phỏng quá trình lan truyền chất ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản trên một số sông lớn tỉnh Quảng Trị, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 250-255

[5] Đoàn Chí Dũng, 2016, Ứng dụng mô hình MIKE 11 mô phỏng và tính toán xâm nhập mặn cho khu vực Nam Bộ, Tạp chí khí tượng thủy văn số tháng 11 năm 2016

[6] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020, Quy trình vận hành hệ thống thủy lợi Sông Nhuệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, QĐ152/QĐ-BNN-TCTL ngày 11/6/2020

[7] Quyết định Số: 4673/QĐ-UBND của ỦBND TP Hà Nội "Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển thủy lợi Thành phố Hà Nộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030"

_______________________________________________________________________

Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu đánh giá giải pháp cấp nước bổ sung cho sản xuất nông nghiệp của hệ thống thủy lợi sông Nhuệ

Trần Tuấn Thạch
Trường Đại học Thuỷ lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: