Nghiên cứu đánh giá hiệu quả giảm sóng của các phương án bố trí không gian đê phá sóng trong mô hình bể sóng
30/11/2020Trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp công nghệ chống xói lở bờ biển, cửa sông phù hợp vùng từ TP. Hồ Chí Minh đến Kiên Giang”, nhóm tác giả đã nghiên cứu hiệu quả giảm sóng của các phương án bố trí đê phá sóng xa bờ trong mô hình bể sóng cho khu vực bờ biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng...
Trong bài báo này trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu với 78 kịch bản thí nghiệm về các phương án bố trí công trình đê phá sóng xa bờ, các điều kiện mực nước, tham số sóng (sóng ngẫu nhiên) khác nhau. Kết quả thí nghiệm sẽ phục vụ cho việc nghiên cứu phương án bố trí công trình phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giải phá đê phá sóng xa bờ đã và đang được áp dụng nhiều nơi trên thế giới như: Anh, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Italia, …, nhằm vừa giảm thiểu các tác động tiêu cực của sóng, chống xói lở bảo vệ bờ biển đồng thời tạo ra các các bãi bồi phía sau để phục vụ cho các mục đích khác nhau như: lấn biển tạo quỹ đất, phát triển du lịch, trồng rừng ngập mặn,…. Ở nước ta cũng đã có một số công trình được thực hiện, với chủ yếu là dạng đê chắn sóng nối với bờ như: cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), cảng Dung Quất (Quảng Ngãi), cảng Phan Thiết, cảng Lagi (Bình Thuận), cửa Bến Lội (Bà Rịa – Vũng Tàu),…, hay một số dạng mỏ hàn chữ T như ở Hải Hậu, Nghĩa Hưng (Nam Định), hoặc gần đây một số dạng đê song song với bờ như dạng công trình ở Gò Công (Tiền Giang), Nhà Mát (Bạc Liêu), U Minh (Cà Mau)… .
Các thông số bố trí dạng công trình này trong không gian chủ yếu được xác định bằng các công thức thực nghiệm của nước ngoài, hoặc được bố trí theo kinh nghiệm, hoặc thử dần (dạng công trình thử nghiệm). Đ ể cung cấp cơ sở khoa học cho việc tính toán xác định phương án bố trí công trình đê phá sóng xa bờ phù hợp với điều kiện ở vùng ven biển ĐBSCL, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp mô hình vật lý để phân tích đánh giả hiệu quả của các phương án bố trí công trình đê phá sóng xa bờ trong bể sóng ứng với các điều kiện mực nước, sóng đến khác nhau áp dụng cho khu vực bờ biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM SÓNG CỦA CÔNG TRÌNH ĐÊ PHÁ SÓNG TRÊN MÔ HÌNH VẬT LÝ
2.1 Thiết lập mô hình thí nghiệm
2.2 Chương trình thí nghiệm
2.3 Phân tích hiệu quả giảm sóng của đê
2.4 Phân tích kết quả thí nghiệm
2.5 Lựa chọn phương án bố trí đê cho vùng nghiên cứu
3. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tạp chí khoa học kỹ thuật Thủy Lợi và Môi trường số 4100011 “Nghiên cứu ảnh hưởng của đê ngầm và bão đê đến hiệu quả giảm sóng trên mô hình vật lý 2D - Nguyễn Viết Tiến; Thiều Quang Tuấn; Lê Kim Truyền”
[2] Design of low-crested (submerged) structures – an overview –Krystian W. Pilarczyk, Rijkswaterstaat, Road and Hydraulic Engineering Division,P.O. Box 5044, 2600 GA Delft, the Netherlands; k.w.pilarczyk@dww.rws.minvenw.nl
[3] Environmental Design of Low Crested Coastal Defence Structures “D31 Wave basin experiment final form-3D stability tests at AUU- by Morten kramer and Hans Burcharth”.
Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả giảm sóng của các phương án bố trí không gian đê phá sóng trong mô hình bể sóng
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: