TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu đánh giá thay đổi thủy văn dòng chảy về châu thổ Mê Kông qua chuỗi số liệu lịch sử từ 1924 đến nay

07/03/2016

Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích tự nhiên khoảng 3,9 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp vào khoảng 2,4 triệu ha, địa hình tương đối bằng phẳng và thấp, với cao độ địa hình bình quân khoảng 1m. Nó được xem là vựa lúa chính của cả nước, hiện đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực và 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu. ĐBSCL nằm ở cuối nguồn sông Mê Công, chịu ảnh hưởng lũ và hạn theo mùa hàng năm. Trong đó, hạn và xâm nhập mặn là những vấn đề nổi cộm hàng năm, đe dọa sự phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích chuỗi số liệu lịch sử dòng chảy về Châu thổ sông Mê Công từ 1924 đến 2012, các thay đổi về quá trình nước về và diễn biến lưu lượng trong các tháng mùa khô đã được chỉ ra góp phần dự báo dài hạn dòng chảy về đồng bằng và dự báo xâm nhập mặn.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cuả Việt Nam nằm ở cuối nguồn lưu vực sông Mê Công, với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 3,9 triệu ha, phía Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Địa hình khá bằng phẳng, cao độ bình quân khoảng +1 m so với mực nước biển. ĐBSCL bị ảnh hưởng của lũ từ sông Mê Công hàng năm với diện tích ngập lũ lên tới xấp xỉ ½ diện tích đồng bằng và bị ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn từ phía biển theo mùa hàng năm với diện tích nhiễm mặn lên tới 1,7 triệu ha.

ĐBSCL được biết đến là vựa lúa gạo của Việt Nam, với tổng sản lượng lương thực tăng từ 6,3 triệu tấn năm 1985 lên 23,4 triệu tấn năm 2012 [1], đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực của cả nước và 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Duy trì sự phát triển nông nghiệp bền vững trên đồng bằng là ưu tiên hàng đầu của chính phủ để đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực của quốc gia.

Hạn và xâm nhập mặn là những vấn đề lớn làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất nông nghiệp trên diện tích hàng triệu ha do khó khăn về nước, thiếu nước, nhiễm mặn, ảnh hưởng tới diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng. Bên cạnh đó, sự gia tăng phát triển phía thượng lưu có thể gây tác động đến dòng chảy và diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL. Nghiên cứu này nhằm đánh giá các thay đổi dòng chảy về mùa khô  xuống đồng bằng thời gian qua để biết được các xu thế thay đổi dòng chảy và góp phần dự báo được các thay đổi dòng chảy trong tương lai. 

II. CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở số liệu

2.2. Các khái niệm và phương pháp nghiên cứu

III. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

3.1. Phân tích thay đổi dòng chảy bình quân hàng năm và theo năm thủy văn

3.2. Phân tích thay đổi dòng chảy bình quân mùa khô giữa các năm và theo các giai đoạn

3.3. Phân tích thay đổi dòng chảy giữa các tháng mùa khô theo các giai đoạn

3.4. Nghiên cứu thay đổi chế độ dòng chảy bình quân các tháng mùa khô theo các giai đoạn

3.5. Phân tích đánh giá thay đổi thủy văn mùa khô theo tần suất

IV. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu đã phân tích đánh giá được các thay đổi dòng chảy trong mùa khô về châu thổ Mê Công qua chuỗi số liệu lịch sử từ 1924 đến 2012 và lượng hóa được các thay đổi dòng chảy các tháng mùa khô theo các giai đoạn, chứng minh sự gia tăng này do tác động điều tiết của các hồ chứa trên lưu vực từ mùa mưa sang mùa khô, đồng thời chỉ ra các thay đổi diễn biến quá trình dòng chảy mùa khô những năm gần đây. Các kết quả này có thể được sử dụng cho dự báo dòng chảy mùa khô, góp phần phát đi sớm các dự báo dài hạn về dòng kiệt và xâm nhập mặn ngay từ đầu mùa khô với độ tin cậy khá cao [4].

Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, dòng chảy kiệt ở sông Mê Công khá ổn định, sự khác biệt giữa lưu lượng ứng với tần suất đảm bảo cho thiết kế hay qui hoạch là P85% so với lưu lượng ứng với tần suất P50% vào các tháng kiệt  là nhỏ hơn đáng kể so với khả năng điều tiết do các hồ thủy điện hoặc gia tăng sử dụng nước tưới ở thượng lưu [5]. Là cơ sở lý giải được tại sao các hệ thống thủy lợi được thiết kế với mức đảm bảo cao nhưng lại gặp khó khăn cấp nước và phòng chống xâm nhập mặn mỗi khi mùa khô tới. 

Cần tiếp tục hoàn chỉnh các đánh giá thay đổi diễn biến quá trình dòng chảy về thượng lưu châu thổ Mê Công góp phần hoàn chỉnh phương pháp luận dự báo dòng chảy mùa khô và phục vụ dự báo xâm nhập mặn, đồng thời chỉ ra rằng các nghiên cứu qui hoạch ở ĐBSCL cần thiết phải tính đến các tác động do phát triển ở thượng lưu thay vì sử dụng mức đảm bảo theo tần suất dòng chảy về đồng bằng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tổng cục thống kê, Diện tích và sản lượng lương thực phân theo các địa phương, website http://www.gso.gov.vn.

[2]. Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Công cụ hỗ trợ ra quyết định DSF, Viên Chăn, Lào.

[3]. Ủy hội sông Mê Công quốc tế, MRC Toolbox, Viên Chăn, Lào.

[4]. Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (2010, 2013), Dự báo xâm nhập mặn hàng năm, website http://www.siwrr.org.vn.

[5]. Nguyễn Quang Kim, Tô Quang Toản và cộng sự, 2009, Đánh giá thay đổi thủy văn dòng chảy xuống hạ lưu theo các kịch bản phát triển ở thượng lưu, Tạp chí thủy văn và Môi trường.


Xem chi tiết bài báo: Nghiên cứu đánh giá thay đổi thủy văn dòng chảy về châu thổ Mê Kông qua chuỗi số liệu lịch sử từ 1924 đến nay

Tác giả: ThS. Tô Quang Toản, GS.TS. Tăng Đức Thắng
Viện Khoa hoc Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: