TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xã hội hóa đầu tư và quản lý khai thác công trình ao, hồ nhỏ thu trữ nước phục vụ sản xuất vùng Tây Nguyên

01/07/2021

Các tổ chức quản lý thủy lợi nội đồng ở Tây Nguyên hiện nay đa số chưa phù hợp với luật thủy lợi và các nghị định, thông tư dưới luật, có hiệu lực từ tháng 7/2018. Nhiều nơi việc quản lý thủy nông cơ sở trên địa bàn xã chỉ do một cán bộ giao thông, xây dựng hoạt động kiêm nhiệm. Tổ chức thủy lợi cơ sở theo mô hình hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, với toàn bộ người dùng nước trong thôn, buôn là thành viên của tổ chức, cần sớm được thành lập để việc nhận kinh phí hỗ trợ tiền sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi của nhà nước được thuận lợi, nâng cao hiệu quả sử dụng nước và sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm gần đây hiện tượng hạn hán thiếu nước của Tây Nguyên ngày càng gia tăng mạnh mẽ về thời gian cũng như mức độ gây thiếu nước nghiêm trọng, đe dọa đến sản xuất và đời sống của người dân. Việc đầu tư các công trình thủy lợi lớn để phủ diện tích tưới vùng xa hồ đòi hỏi nguồn vốn lớn. Trong tình hình ngân sách có hạn hiện nay cần phát động chương trình phát triển hệ thống ao, hồ nhỏ nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước, khắc phục hạn hán, tăng năng suất cây trồng, nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng việc đào ao trở thành phong trào quần chúng rộng lớn, mang tính xã hội hóa cao và là mô hình thủy lợi theo phương thức nhân dân làm nhà nước hỗ trợ có suất đầu tư nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn được nhân dân đồng thuận.

1. HẠN HÁN, KHAN HIẾM NƯỚC VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN AO HỒ NHỎ TRỮ NƯỚC TẠI TÂY NGUYÊN

2. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG

2.1 Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ, nội đồng ở Việt Nam

2.2 Sự tham gia của cộng đồng vào đầu tư và quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng Tây Nguyên8

3. ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP XÃ HỘI HÓA ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ KHAI THÁC AO HỒ NHỎ

3.1. Mô hình cộng đồng tham gia đầu tư xây dựng và QLKT ao hồ nhỏ để triển khai khi Luật Thủy lợi có hiệu lực (thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng thuộc trách nhiệm của người sử dụng nước)

3.2. Giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng và quản lý khai thác ao hồ nhỏ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2014, Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện có.

[2] Đoàn Doãn Tuấn, 2012, Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện PIM và đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển PIM ở Việt Nam

[3] Luật Thủy lợi – Luật số 08/2017/QH14

[4] Nguyễn Xuân Tiệp. (2015). Nông dân tham gia quản lý công trình thủy lợi và những vấn đề đang đặt ra.

[5] Tổng cục Thủy lợi. (2012). Báo cáo thực trạng hoạt động của các tổ chức dùng nước.


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp xã hội hóa đầu tư và quản lý khai thác công trình ao, hồ nhỏ thu trữ nước phục vụ sản xuất vùng Tây Nguyên

Tác giả:

Nguyễn Vũ Việt, Đoàn Doãn Tuấn, Trần Việt Dũng
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: