TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ phát triển cây nho lấy lá xuất khẩu tại tỉnh Bình Thuận

18/04/2017

Nông thôn vùng Duyên hải Nam Trung bộ nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng đã được Chính phủ cùng nhân dân địa phương đồng lòng chung tay góp sức nhằm xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là hệ thống hạ tầng cơ sở. Hiện nay, người dân tỉnh Bình Thuận đang triển khai mô hình trồng cây nho lấy lá xuất khẩu và kết quả ban đầu cho thấy đây là loại cây trồng rất có tiềm năng. Tuy nhiên, việc sản xuất của người dân vẫn còn manh mún và chưa có quy hoạch phát triển đồng bộ, hệ thống hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ tưới chưa đảm bảo, dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm chưa đạt được kỳ vọng của người dân và đơn vị thu mua. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ phát triển cây nho lấy lá xuất khẩu tại tỉnh Bình Thuận là rất cần thiết, giúp ổn định và nâng cao đời sống người dân theo tiêu chí nông thôn mới.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Bình Thuận là một trong những vùng ít mưa nhất cả nước. Toàn tỉnh có 7 lưu vực sông chính và hệ thống các hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ phân phối ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi phục vụ nhu cầu nước ngày càng tăng nhằm phát triển kinh tế-xã hội đa mục tiêu của tỉnh, trong đó đặc biệt là phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân khu vực nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới của Đảng và Nhà nước [1], [2].

Trước đây, cây nho được biết đến như một loại cây cho trái ăn tươi hoặc dùng làm rượu. Nhưng hiện nay, cây nho còn được trồng để lấy lá ở nhiều nước trên Thế giới như: Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Autralia, Brazil, Trung Quốc, Thái Lan... Ở Việt Nam, Công ty YERGAT FOOD (Mỹ) đã trồng khảo nghiệm giống nho lấy lá IAC 572 từ năm 2006 đến nay tại các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Lâm Đồng cho kết quả khả quan về năng suất lá, sản lượng trung bình đạt 7-10 tấn/ha.năm (3 vụ mùa). Lá nho sau khi được chế biến sẽ được xuất khẩu tới thị trường các nước Trung Đông và Châu Âu. Hiện nay, nhà máy của Công ty YERGAT FOOD tại khu công nghiệp Bình Dương sẽ bao tiêu thu mua hoàn toàn sản phẩm với giá 2-2,5 USD/1kg lá tươi. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu xuất khẩu. Vì vậy, Công ty YERGAT FOOD đã phải nhập khẩu một lượng lá nho tươi rất lớn từ Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Mỹ về Việt Nam để chế biến và tái xuất khẩu. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cộng với tiềm năng nhân lực khá lớn của Việt Nam, cây nho lấy lá có thể được trồng và khai thác thường xuyên trong năm (... tại các nước thuộc Châu Âu và Châu Mỹ chỉ có thể thu hoạch trong một mùa nhất định). Trong thời gian tới, người dân các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… sẽ có kế hoạch mở rộng mô hình sản xuất loại cây này. Trồng nho lấy lá có vốn đầu tư ban đầu không cao (làm giàn đơn giản, giống rẻ) từ 60-65 triệu đồng/ha, trong khi cây nho lấy quả từ 120-125 triệu đồng/ha. Điều đó cho thấy cây trồng này rất có triển vọng, có thể phát triển rộng rãi giúp nông dân tăng thêm thu nhập, thoát nghèo và nâng cao đời sống.

Qua khảo sát tại địa phương cho thấy thực trạng cấp nước tưới phục vụ phát triển cây nho lấy lá hiện vẫn chỉ dừng ở cấp độ tự phát, chưa có giải pháp cụ thể và lâu dài, điều này đã ảnh hưởng lớn tới việc quy hoạch và phát triển cây trồng. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng hiện nay là cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi phù hợp, các kỹ thuật tưới tiết kiệm nước hiệu quả [4], [7] để trợ giúp đắc lực cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có cây nho lấy lá.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VỀ HẠ TẦNG CƠ SỞ THỦY LỢI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN CÂY NHO LẤY LÁ XUẤT KHẨU

3.1 Cơ sở khoa học phục vụ đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ

3.2. Đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ về HTCSTL phục vụ phát triển cây nho lấy lá xuất khẩu tại vùng đất cát Bình Thuận.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận

4.2. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Nguyễn Văn Lân, Trần Thái Hùng và cs. Nghiên cứu tính toán cân bằng nước và đề xuất giải pháp cấp nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. 2003-2005.

[2]. Trần Thái Hùng và cs. Quy hoạch nối mạng các hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Bình Thuận. 2009-2010.

[3]   Chi cục Thủy lợi Bình Thuận. Đề án phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 - 2020. 2010.

[4]   Lê Sâm – Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước - NXB Nông nghiệp. 2002.

[5]. Hà Học Ngô - Chế độ tưới nước cho cây trồng - NXB Nông nghiệp Hà Nội. 1977.

[6]. Giáo trình Thủy nông – Tập 1. Đại học Thủy lợi. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2000.

[7]. NETAFIM. Irrigation System and Low Volume Irrigation Systems. Israel. 1994.

[8]. Richard H.Cuerca. Irrigation System Design An Engineering Approach. New Jersey 07632. 1989.


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ phát triển cây nho lấy lá xuất khẩu tại tỉnh Bình Thuận

Tác giả: ThS. Trần Thái Hùng, PGS.TS. Võ Khắc Trí, GS.TS. Lê Sâm
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: