Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long
09/01/2017 Quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi (CTTL) sau đầu tư có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả các dự án đầu tư thủy lợi. Tuy nhiên, đối với vùng đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) trong nhiều năm qua Nhà nước đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng CTTL nhưng vấn đề quản lý vận hành sau đầu tư chưa được quan tâm đúng mức cả về quy mô tổ chức và nguồn lực trong vận hành công trình. Trong bài viết này, từ nghiên cứu đánh giá thực địa, hiện trạng hệ thống thủy lợi, chính sách và xu hướng đổi mới quản lý ngành và công tác tổ chức quản lý vận hành CTTL vùng ĐBSCL, tác giả đã đề xuất một số mô hình tổ chức quản lý khai thác CTTL cấp nội tỉnh và liên tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả và đáp ứng xu hướng đổi mới về quản lý khai thác CTTL vùng ĐBSCL. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nhiều năm qua, hàng năm nhà nước đã đầu tư hàng trăm, thậm trí hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng và hoàn chỉnh các hệ thống thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ có thủy lợi đã tạo nên vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản trù phú bậc nhất Châu á và trên thế giới. Quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (CTTL) được xếp vào hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích. Đặc biệt đối với các loại công trình lớn, có phạm vi ảnh hưởng rộng, liên tỉnh, liên vùng, liên khu ở vùng ĐBSCL với nhu cầu khác nhau về sử dụng nước cho nông nghiệp, thủy sản hoặc cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội khác như môi trường, phòng chống thiên tai, úng ngập, du lịch... Do đó, về khoa học quản lý đây được coi là xứ mệnh và là nhiệm vụ của Nhà nước. Nhà nước sẽ phải xây dựng tổ chức quản lý khai thác, điều hòa sử dụng nước giữa các vùng và giảm thiểu xung đột lợi ích trong sử dụng nước nhằm phục vụ sản xuất hàng hóa lớn và phát triển bền vững. Theo đánh giá từ nhiều nguồn tài liệu, hiện nay toàn vùng ĐBSCL có khoảng 1143 cống vừa và lớn (khẩu độ từ 4m trở lên), những cống có khẩu độ cực lớn như cống Láng Thé (liên tỉnh Trà vinh và Vĩnh Long) rộng 100m, cống đập cao su phân lũ, chậm lũ Tha La, Trà Sư...; trên 90.000km kênh mương, trong đó kênh chính và kênh cấp I có 21.452km; kênh cấp II có 27.452km. Đây là hệ thống kênh chiến lược rất lớn, bề rộng kênh từ 20 đến trên 100m, phân phối nước và điều tiết lũ liên tỉnh, liên vùng và hầu hết được phân cấp thuộc trách nhiệm quản lý cấp tỉnh và liên tỉnh. Việc xây dựng tổ chức quản lý khai thác CTTL vùng ĐBSCL đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (khi đó là Phó thủ tướng) đề cập tới từ năm 2005 trong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị “Qui hoạch phát triển thủy lợi, thủy sản, xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ĐBSCL” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT). Tại Hội nghị, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhanh chóng phối hợp với các tỉnh bàn bạc thống nhất việc thành lập ban quản lý (BQL) dự án thủy lợi vùng ĐBSCL nhằm điều phối, khai thác có hiệu quả và tổ chức tu bổ các công trình thủy lợi trong vùng [1]. Thực chất đây chính là tổ chức quản lý khai thác hệ thống CTTL vùng ĐBSCL. Từ chỉ đạo này, ngay từ năm 2005, Bộ NN&PTNT đã có các quyết định số 3333, 3334, 3335/QĐ-BNN-TCCB ngày 29/11/2005 về thành lập 3 Hội đồng quản lý hệ thống thủy lợi liên tỉnh Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và Quản Lộ - Phụng Hiệp và ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng. Tuy nhiên, các chức năng của các Hội đồng này hầu như chỉ là tư vấn, thành viên kiêm nhiệm, bộ phận thường trực giúp việc không chuyên trách, không có nguồn lực nên hiệu quả hoạt động chưa đạt được như mong đợi. Trong điều kiện phát triển thủy lợi ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tại Quyết định Phê duyệt Quy hoạch thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2050, về giải pháp Phi công trình (trang 9), trích nguyên văn bản như sau: “Nghiên cứu đề án thành lập các tổ chức quản lý khai thác CTTL lớn, liên tỉnh trong vùng gồm Ô Môn - Xà No, Quản lộ - Phụng Hiệp, Nam Măng Thít, Trà Sư - Tha La, hệ thống thủy lợi vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng tháp Mười...” Đó là những nhu cầu khách quan, nhiệm vụ và là sứ mệnh của tổ chức quản lý khai thác CTTL lớn ở vùng ĐBSCL. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng quản lý vận hành CTTL vùng ĐBSCL 3.2. Một số chính sách và xu hướng đổi mới trong quản lý khai thác CTTL 3.3. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý khai thác CTTL phù hợp với vùng ĐBSCL 3.3.1 Một số cơ sở khoa học 3.3.2. Đề xuất mô hình tổ chức quản lý khai thác CTTL phù hợp TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo tuổi trẻ Thứ Tư, ngày 25/05/2005. [2]. Đặng Ngọc Hạnh, Lê Văn Chính: Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long, Báo Nông nghiệp số 206, 207, 208 ngày 15, 16 và 17 tháng 10 năm 2014. Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi vùng đồng bằng sông Cửu Long Tác giả: TS. Đặng Ngọc Hạnh TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi
Ý kiến góp ý: