Nghiên cứu đề xuất tiêu chí quy hoạch thiết kế cánh đồng lớn sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
08/01/2020Xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa phụ thuộc vào hai việc: Xây dựng đồng ruộng và tổ chức sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy hoạch bố trí đồng ruộng gồm: (i) phương tiện canh tác như máy nông nghiệp, (ii) điều kiện quản lý nước như vận hành tưới tiêu, (iii) điều kiện địa hình như độ dốc và độ lồi lõm của mặt ruộng, (iv) các điều kiện kinh tế - xã hội như khả năng thu gom ruộng đất, mức độ hợp tác và tỷ lệ đất không sử dụng. Tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố như quy mô sở hữu đất đai, sự đồng thuận, năng lực của doanh nghiệp và các tổ chức của nông dân trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Cánh đồng lớn, xây dựng trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quy hoạch bố trí đồng ruộng, thực tiễn tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tại hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, phải tuân thủ các tiêu chí như sau:
Cánh đồng lớn phải được xây dựng trên nền tảng của sự liên kết, trong đó các hình thức liên kết được thể hiện thông qua hợp đồng giữa các tổ chức, doanh nghiệp với hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất.Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.
Quy mô diện tích, kích thước lô, thửa ruộng phù hợp với điều kiện thực tại và đáp ứng được với tương lai tích tụ ruộng đất. Đường giao thông, hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa, tưới tiêu, canh tác chủ động phục vụ thâm canh, tiết kiệm chi phí
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng ruộng đất manh mún, quy mô sử dụng đất trồng lúa nhỏ lẻ, có tới 98% hộ có diện tích dưới 0,5 ha/hộ, trung bình 8,6 thửa/hộ nông nghiệp. Diện tích mỗi thửa dao động khác nhau khá lớn từ 100¸6000 m2. Trong thời gian gần đây, để khắc phục tình trạng manh mún, một số địa phương đã tiến hành dồn điền đổi thửa, giảm được số thửa/hộ nông nghiệp.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trồng lúa lớn nhất cả nước. Số thửa ruộng lớn hơn 0,5 ha chiếm khoảng 60% tổng số diện tích của vùng. Về qui mô sử dụng, bình quân của hộ cũng khá lớn, trung bình cao gấp 3¸5 lần so với ĐBSH. Tuy nhiên, khó khăn của vùng lúa ĐBSCL là sở hữu ruộng đất lâu đời, không có khái niệm về dồn điền đổi thửa, kênh, rạch chia cắt, cản trở đến việc di chuyển máy móc, thiết bị trong quá trình cơ giới hóa (CGH).
Hướng tới sản xuất lớn từ năm 2011 là, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai xây dựng mô hình liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng GAP tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao xuất khẩu. Mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) là sự cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng tại Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 và Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg về xây dựng vùng nguyên liệu gắn liền với chế biến tiêu thụ. Xây dựng CĐML cũng là một giải pháp quan trọng lâu dài nhằm góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững được nêu trong Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội.
Sau 5 năm triển khai, mô hình cánh đồng lớn (CĐL) đã và đang khẳng định được vai trò, vị trí của một phương thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Việc dồn điền đổi thửa, xây dựng “cánh đồng lớn” kết hợp cải tạo đồng ruộng phù hợp với từng địa phương và đáp ứng được yêu cầu cơ giới hóa là vấn đề cần thiết, vừa thuận lợi cho việc sử dụng vừa thúc đẩy nhanh CGH sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng. Tuy nhiên việc mở rộng và phát triển CĐL bền vững, mang lại lợi ích cho người trồng lúa cũng như các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản xuất lúa, cần những tiêu chí phù hợp với khả năng tích tụ ruộng đất, phương thức tổ chức sản xuất cũng như điều kiện kinh tế xã hội từng vùng nói chung.
Báo cáo này phân tích một cách khoa học về ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, văn hóa, kinh tế và xã hội đến tổ chức và hiệu quả sản xuất, những kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong xây dựng cánh đồng sản xuất lúa và kết quả điều tra trong năm 2015-2016, về thuận lợi và khó khăn của công tác xây dựng CĐML sản xuất lúa tại ĐBSH và ĐBSCL, để từ đó đề xuất bộ tiêu chí quy hoạch, thiết kế CĐL sản xuất lúa phù hợp cho hai vùng đồng bằng này.
2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN XUẤT LÚA
Cánh đồng lớn sản xuất lúa phụ thuộc vào hai việc: (1) quy hoạch bố trí đồng ruộng và (2) tổ chức sản xuất liên kết tiêu thụ sản phẩm.
2.1. Cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế
2.2. Cơ sở thực tiễn triển khai cánh đồng lớn sản xuất lúa tại vùng ĐBSH và ĐBSCL
2.3. Khó khăn trở ngại đối với xây dựng CĐL ở Việt Nam
3. VẬN DỤNG CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN VÀO ĐỀ XUẤT TIÊU CHÍ QUY HOẠCH, THIẾT KẾ CÁNH ĐỒNG LỚN SẢN XUẤT LÚA ĐÁP ỨNG CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT, THÂM CANH, TIẾT KIỆM CHI PHÍ VÙNG ĐBSH VÀ ĐBSCL
Tiêu chí, quy hoạch, thiết kế xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa đáp ứng cơ giới hóa sản xuất, thâm canh, tiết kiệm chi phí
Để góp phần giải quyết tồn tại, trên cơ sở vận dụng cơ sở khoa học, kinh nghiệm các nước trên thế giới vào điều kiện cụ thể hai vùng ĐBSH và ĐBSCL, đề xuất tiêu chí, quy hoạch, thiết kế xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa phù hợp cho mỗi vùng như sau:
3.1.1. Phù hợp với quy hoạch của địa phương về phát triển kinh tế - xã hội; sử dụng đất; tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp; nông thôn mới và các quy hoạch khác.
3.1.2. Có ít nhất một trong các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng
3.1.3. Áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất được thống nhất giữa các bên tham gia liên kết, phù hợp với loại cây trồng và đảm bảo phát triển bền vững.
3.1.4. Quy mô diện tích, kích thước lô, thửa ruộng phù hợp với điều kiện thực tại và đáp ứng được với tương lai tích tụ ruộng đất
3.1.5. Đường giao thông, hệ thống thủy lợi nội đồng đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa sản xuất theo quy mô CĐL phục vụ thâm canh, tiết kiệm chi phí
4. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4118-95: Hệ thống kênh tưới
[2] Tiêu chuẩn 22TCN 210-92: Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn, 1992.
[3] Cribb, J. (1987): Australian Agriculture
[4] Nara M. (1989): Activities of three years period at Sanjiangpinguyan Agricutural research center project (JICA) in China
[5] Ikehashi, H. (1987): rice production in the Soviet Union. Rice and rice culture in the world
[6] Masakazu Mizutani, Syuichi Hasegawa, Kiyoshi Koga, Akira Goto, V.V.N. Murty (1999), Advanced paddy field engineering
[7] Tabuchi T., Hasegawa S. (1995), Paddy Fields in the World
Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu đề xuất tiêu chí quy hoạch thiết kế cánh đồng lớn sản xuất lúa vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả:
Đoàn Doãn Tuấn - Trung tâm PIM
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: