TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu diễn biến hạn theo không gian và thời gian trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

12/08/2024

Hạn hán diễn ra hàng năm đã gây thiệt hại rất lớn cho khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đăk Lăk nói riêng, tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lớn so với cả nước. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích diễn biến hạn theo thời gian và không gian trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk dựa trên số liệu quan trắc của các trạm khí tượng và thống kê diện tích hạn hán (ha) trong giai đoạn 2010÷2022. Nghiên cứu đã lựa chọn đánh giá mức độ hạn dựa trên chỉ số chuẩn hóa lượng mưa SPI (Standardized Precipitation Index) và sử dụng nguôn ngữ lập trình Python để tính toán giá trị SPI cho các thời đoạn ngắn (3, 6, 9, 12) tháng. Dựa trên kết quả tính toán chỉ số hạn, bản đồ phân bố hạn theo không gian được xây dựng ứng dụng công nghệ viễn thám ArcGIS với phép nội suy nghịch đảo IDW. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1) Hạn hán xảy ra nghiêm trọng nhất trong giai đoạn mùa khô từ nă m 2014÷2016 trùng với thời điểm có hiện tượng El Nino xuất hiện trong khu vực; 2) Mức độ hạn hán khí tượng giai đoạn 6 tháng mùa khô từ tháng 11÷4 năm sau (SPI6), có độ tương quan cao với diện tích hạn trên địa bàn tỉnh với chỉ số R2=0,72 thông qua phép phân tích hồi quy đơn biến; 3) Dựa trên bản đồ phân bố không gian được xây dựng cho khu vực nghiên cứu nhận thấy phía Tây Bắc tỉnh Đăk Lăk có mức độ hạn hán nghiêm trọng hơn so với khu vực phía Đông Nam do ảnh hưởng của yếu tố địa hình (thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc). Nghiên cứu là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp quy hoạch sản xuất vùng cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk nhằm thích ứng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

1. GIỚI THIỆU CHUNG

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.2. Tính toán chỉ số hạn

2.3. Xây dựng bản đồ diễn biến hạn theo thời gian và không gian của tỉnh Đăk Lăk

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả tính toán chỉ số hạn

3.2. Bản đồ hạn theo không gian và thời gian

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. LarryW.Mays (2005), Droughts and Flood in Chapter 2, Water Resources Sustainability Water Resources Engineering, the United States of America,10 9 8 7 6 5 4 3 2 1

[2]. Muse, N. M., Tayfur, G., & Safari, M. J. S. (2023). Meteorological Drought Assessment and Trend Analysis in Puntland Region of Somalia. Sustainability (Switzerland), 15(13). https://doi.org/10.3390/su151310652

[3]. Nguyen, L. B., Lap, T. Q., & Phi, N. Q. (2020). Giáo trình Kỹ thuật Tài nguyên nước, nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội, 2020

[4]. Mohammed, S., Alsafadi, K., Enaruvbe, G. O., Bashir, B., Elbeltagi, A., Széles, A., Alsalman, A., & Harsanyi, E. (2022). Assessing the impacts of agricultural drought (SPI/SPEI) on maize and wheat yields across Hungary. Scientific Reports, 12(1), 1–19. https://doi.org/10.1038/s41598-022-12799-

[5]. Eze, E., Girma, A., Zenebe, A., Okolo, C. C., Kourouma, J. M., & Negash, E. (2022). Predictors of drought-induced crop yield/losses in two agroecologies of southern Tigray, Northern Ethiopia. Scientific Reports, 12(1), 1–14. https://doi.org/10.1038/s41598-022-09862-x

[6]. Nguyen, D. T. (2011). Determining probability of meteorological drought and drought severity in the Mekong river delta. Journal of Water Resources & Environmental Engineering, 28(hình 1), 14–21.

[7]. Mai, X., & Lê, T. L. (2021). Đánh giá thực trạng khô hạn tại tỉnh Bến Tre. Can Tho University Journal of Science, 57(Environment and Climate change),148-157.https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2021.05

[8]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Kịch bản biến đổi khí hậu, Nhà xuất bản Tài nguyên-Môi trường và Bản đồ Việt Nam, 2020.

[9]. Cục thống kê tỉnh Đăk Lăk, Niên giám thống kê Đăk Lăk, 2022, Nhà xuất bản thống kê

[10]. JICA. (2018). Final report, the integrated water resources data collection in Central Highland. 42

[11]. McKee, T.B., Doesken, N.J., Kleist, J., 1993. The relationship of drought frequency and duration to time scales. In: Proceedings of the 8th Conference on Applied Climatology. Vol. 17. pp. 179–183

[12]. Trần Hoài Minh, 2021, Áp dụng kết hợp phương pháp nội suy nghịch đảo khoảng cách và GIS đánh giá chỉ tiêu dinh dưỡng phosphat trong nước sông Lá Buông, tỉnh Đồng Na, Tạp chí Môi trường số Chuyên đề Tiếng Việt IV/2021, https://tapchimoitruong.vn/nghien-cuu-23.

_______________________________________________________________________

Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu diễn biến hạn theo không gian và thời gian trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

Trần Tuấn Thạch
Trường Đại học Thuỷ lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: