TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu điển hình về mô hình đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính trong quản lý công trình nước sạch nông thôn tỉnh Trà Vinh

02/08/2018

Trà Vinh là một trong những tỉnh điển hình về phát triển mô hình tổ chức quản lý khai thác hiệu quả và bền vững các công trình nước sạch nông thôn sau đầu tư xây dựng. Hiện nay, mô hình Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Trà Vinh là đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính có doanh thu từ dịch vụ cấp nước năm 2012, 2013 và 2014 lần lượt là 26,12, 35,23 và 41,20 tỷ đồng. Hiện tại, đơn vị này cấp nước cho trên 70.000 hộ dân nông thôn, trích khấu hao hàng năm từ 6-7 tỷ đồng. Đó là những con số đáng kể mà hiện nay ít có địa phương nào thực hiện được. Từ nghiên cứu điển hình này, tác giả kiến nghị một số giải pháp về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công trình nước sạch nông thôn trong những năm tới.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (CTMT NS&VSMTNT hoặc NTP) đã đi hết 3 giai đoạn (15 năm). Nhà nước và các nhà tài trợ quốc tế đã hỗ trợ vốn đầu tư (đầu tư công) hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng hạ tầng công trình nước sạch nông thôn. Tuy nhiên, vấn đề bức xúc nhất hiện nay là quản lý khai thác đem lại hiệu quả chưa tương xứng với số tiền đầu tư. Hiện nay, có nhiều mô hình tổ chức thực hiện đầu tư và quản lý khai thác công trình nước sạch nông thôn (CTNSNT). Đối với các tổ chức ngoài nhà nước, họ tính toán phân tích rất kỹ càng khi đầu tư để đạt được hiệu quả bằng việc tổ chức mô hình quản lý khai thác sau đầu tư rất rõ ràng và được chuẩn bị chu đáo. Tuy nhiên, sự tham gia của khối ngoài nhà nước chưa được phổ biến rộng, trong khi mục tiêu của NTP là rất lớn dẫn đến phân bổ vốn và đầu tư xây dựng CTNSNT theo cơ chế dường như cho không, hầu hết hoặc thậm chí là chưa có địa phương nào hoàn được vốn đầu tư ban đầu là nguyên nhân chính làm cho đầu tư kém hiệu quả.

Theo các chính sách hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình thì hầu hết chủ đầu tư xây dựng các CTNSNT từ vốn NTP là các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, nhiệm vụ xây dựng CTNSNT không chỉ được cấp từ nguồn vốn NTP mà còn lồng ghép từ nhiều chương trình hỗ trợ khác của nhà nước, đặc biệt là vùng miền núi, ven biển hải đảo, vùng sâu vùng xa (các chương trình 134, 135, 30a, và 500 bản…) nên chủ đầu tư các dự án xây dựng CTNSNT ở các địa phương là rất đa dạng, nhiều cơ quan, nhiều cấp/ ngành. Thực tế cho thấy, các chủ đầu tư là cơ quan nhà nước cơ bản mới hoàn thành tốt giai đoạn xây dựng, còn giai đoạn vận hành khai thác phổ biến được giao cho cộng đồng trong khi trình độ nhận thức của cộng đồng còn rất hạn chế dẫn đến công trình vận hành kém hiệu quả. Chính vì vậy, vấn đề bức xúc nhất hiện nay của NTP đó là hiệu quả khai thác CTNSNT ở nhiều địa phương là rất thấp. Ví dụ như ở Quảng Ngãi, Lai Châu, Sơn La, Bến tre... tỷ lệ CTNSNT hoạt động và khai thác bền vững còn thấp. Ở nhiều tỉnh miền núi, mặc dù chủ đầu tư là cơ quan nhà nước đã triển khai hàng trăm, thậm chí có tỉnh đã triển khai hơn 1000 dự án xây dựng CTNSNT nông thôn nhưng không thành lập bất cứ đơn vị sự nghiệp nào trực thuộc để quản lý vận hành sau đầu tư. Trong khi đó, hiệu quả quản lý vận hành khi giao cho cộng đồng người hưởng lợi là rất thấp, nhiều công trình vô chủ, hư hỏng, không vận hành. Nguyên nhân quản lý khai thác sau đầu tư chưa hiệu quả có rất nhiều nhưng thường được đánh giá là do cơ chế thực hiện, chính sách không đồng bộ, thiếu quy hoạch, mô hình tổ chức quản lý vận hành chưa phù hợp, trình độ năng lực hạn chế, thu nhập của người hưởng lợi còn thấp...

Mặc dù cùng chung cơ chế, chính sách của nhà nước nhưng cũng một số phương quản lý khai thác CTNSNT sau đầu tư rất hiệu quả như tỉnh Trà Vinh, Ninh thuận, Nam định,... Đối với những địa phương làm tốt, có thể tổng kết chiến lược của họ như sau: i) lựa chọn được những lãnh đạo xuất sắc để chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ thuộc CTMT NSVSMTNT tại tỉnh; ii) tận dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước cho xây dựng hạ tầng CTNSNT; iii) coi trọng công tác vận hành sau đầu tư để khai thác tài sản của nhà nước như tài sản của đơn vị mình.

Bài viết này sẽ tổng kết quá trình thực hiện CTMT NS&VSMTNT và quá trình phát triển đơn vị sự nghiệp quản lý khai thác CTNSNT có hiệu quả ở tỉnh Trà Vinh, là một tỉnh nghèo, ven biển, nguồn nước khai thác vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ nhận thức về CTMT NS&VSMTNT ban đầu có xuất phát điểm thấp. Trà Vinh là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ven bờ biển đông với tổng diện tích tự nhiên 2341.2 km2, dân số trên 1 triệu người, trong đó số dân nông thôn chiếm gần 84%, người Kinh chiếm 69%, người Khmer chiếm 29%, còn lại là người Hoa. Trà Vinh vẫn là một trong những tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu người 18,83 triệu đ/năm (thấp hơn nhiều so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước), tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh năm 2012 là 16,64% trong đó ở nông thôn là 18,39% [2]. Tuy vậy, từ quá trình thực hiện tốt từng năm, từng giai đoạn của CTMT NS&VSMTNT, đến nay Trà Vinh xây dựng được tổ chức quản lý khai thác CTNSNT rất mạnh về nhân lực và bền vững về tài chính. Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Trà Vinh trực thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (gọi tắt là TT nước) cũng được thành lập theo các hướng dẫn chung của nhà nước, nhưng đến thời điểm hiện tại TT nước là đơn vị sự nghiệp tự chủ hoàn toàn về tài chính, hoạt động như doanh nghiệp sản xuất và cung ứng nước sạch nông thôn với doanh thu lớn, đảm bảo phát triển bền vững nhiệm vụ cấp nước sạch nông thôn ở địa phương.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Hiện trạng hoạt động của các CTNSNT tại tỉnh Trà Vinh

3.2. Mô hình tổ chức và hiện trạng quản lý khai thác CTNSNT tại tỉnh Trà Vinh

3.3. Sự hình thành và phát triển mô hình quản lý khai thác CTNSNT tỉnh Trà Vinh

4. THẢO LUẬN VÀ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Số liệu thống kê thực tế khai thác của Trung tâm NSH&VSMTNT tỉnh Trà Vinh, năm 2014.

[2]. Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2012.

[3].Viện Kinh tế và quản lý thủy lợi, 2013 - Báo cáo đánh giá độc lập về thực trạng quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Trà Vinh.

[4]. Viện Kinh tế và quản lý thủy lợi, 2013 - Báo cáo đánh giá độc lập về thực trạng quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung nông thôn tỉnh Lai Châu.


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu điển hình về mô hình đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính trong quản lý công trình nước sạch nông thôn tỉnh Trà Vinh

Tác giả:

TS. Đặng Ngọc Hạnh
Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: