TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật tiêu thoát và chống ngập cho khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

01/08/2024

Úng ngập cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại các khu công nghiệp (KCN), đô thị và khu dân cư là vấn đề rất lớn đã, đang và sẽ phải đối mặt mà nguyên nhân chính là do mưa lớn và khả năng hệ thống tiêu thoát nước không đáp ứng được yêu cầu. Với vai trò quan trọng của một khu công nghiệp (KCN) nhằm đảm bảo an toàn cho các nhà máy, dây chuyền sản xuất một cách liên tục, không bị gián đoạn…vv đòi hỏi nghiên cứu phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp phòng, chống úng ngập khi xuất hiện những trận mưa lớn tác động đến khu công nghiệp. Vì vậy,“Nghiên cứu giải pháp tiêu thoát và chống ngập cho khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ”, là thực sự cần thiết nhằm xác định được hạng mục, quy mô đầu tư xây dựng công trình tiêu thoát nước để phòng tránh và giảm những thiệt hại, cản trở đến các hoạt động sản xuất khi có mưa lớn xảy ra. Nghiên cứu đã xác định được các đặc trưng khí tượng, thủy văn thiết kế trong khu vực dự án tương với trận mưa thiết kế 1 ngày max với lượng mưa (Xptk10% =120mm) và mực nước thiết kế tại cửa ra của khu vực dự án (+2,60m) sử dụng phương pháp xác suất thống kê. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã mô phỏng hệ thống tiêu thoát nước của KCN một cách đồng bộ sử dụng mô hình SWMM với các kết quả như sau: 1) Đã đưa được các thông số hạ tầng kỹ thuật của dự án vào mô hình; 2) Xác định tổng lượng nước chảy tràn bề mặt gây úng ngập và các điểm úng ngập trên các tuyến cống, tuyến kênh, (tổng lượng nước gây ngập úng 350.000 m3). Dựa trên kết quả mô phỏng, nghiên cứu đề xuất giải pháp kỹ thuật chống úng ngập cho khu vực dự án bao gồm: trạm bơm tiêu lưu lượng bơm thiết kế 13,9 m3/s và hồ điều hòa diện tích 9,6ha. Kết quả nghiên cứu cung cấp một giải pháp hữu ích và có ý nghĩa trong công tác quản lý vận hành tiêu thoát nước cho các khu công nghiệp.

1. GIỚI THIỆU CHUNG

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả tính toán mô mình mưa tiêu thiết kế 1 ngày max

3.2. Kết quả tính toán mô mình mực nước thiết kế 1 ngày max

3.3. Kết quả mô phỏng mực nước các tuyến khu vực dự án

3.4. Xác định tổng lượng chảy tràn bề mặt gây úng ngập

3.5. Tính toán xác định quy mô và công suất tối ưu của trạm bơm tiêu

3.6. Phân tích đánh giá và lựa chọn phương án

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ xây dựng., (2018), Xu thế đô thị hóa và các thách thức đô thị hóa toàn cầu, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, Số 91+92/2018.

[2] UNDP., (2016), Research on Integrated Water Resources Management in the context of climate change, sea level rise, and rapid socio-economic development in the Mekong Delta in Viet Nam.

[3] Quận NV., (2019) Nghiên cứu giải pháp hồ sinh thái nhằm chủ động giảm thiểu úng ngập do mưa tại khu đô thị mới vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí KHKT Thủy lợi và Môi trường; số 67, 12/2019

[4] Quận NV., (2023) Ứng dụng mô hình Mike Urban mô phỏng úng ngập do mưa dưới tác động của biến đổi khí hậu tại khu đô thị mới tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Tài nguyên nước Số 2-2023

[5] Sâm L., (2016). Tận dụng khả năng trữ nước của hồ sinh thái để giảm thiểu ngập lụt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Trường TV., (2018), Nhìn lại ngập lụt do mưa tại Thành phố Hồ Chí Minh

[7] Thảo GTT., (2013), Nghiên cứu các giải pháp sử dụng hiệu quả nước mưa cho các vùng đô thị; Đề tài khoa học cấp bộ - Trường Đại học Thủy lợi.

[8] Đoàn Cảnh (2005), Ứng dụng kỹ thuật sinh thái xây dựng hệ thống tiêu thoát nước đô thị bền vững. Hội thảo thoát nước đô thị TPHCM, nguyên nhân và giải pháp

[9] Tô Quang Toản và nnt (2016) Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật trữ nước ngọt cho phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển ĐBSCL. Tạp chí Khoa học Thủy lợi và Môi trường.

[10] Rossman L. Storm Water Management Model User’s Manual Version 5.1. US Environmental Protection Agency, National Risk Management Research Laboratory, Cincinnati, OH, 2015.

[11] Dương Thanh Lượng. Mô phỏng mạng lưới thoát nước bằng SWMM. NXB Xây dựng. Hà Nội, 2010.

[12] Ứng dụng mô hình thủy văn epa swmm, sóng động lực phân tích mạng lưới thoát nước cho khu đô thị mới Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh.

_______________________________________________________________________

Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật tiêu thoát và chống ngập cho khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Ngô Văn Quận, Trần Tuấn Thạch
Trường Đại học Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: