Nghiên cứu khả năng nối mạng và chuyển nước giữa các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
09/05/2016 Những năm qua, do nhu cầu về nguồn và lượng nước tăng lên theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, nên đã xuất hiện ý tưởng xây dựng các công trình để chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực khác. Do tính hiệu quả của chúng, dạng công trình này rất được quan tâm nghiên cứu. Bình Thuận có 7 lưu vực sông chính, đặc điểm chung là ngắn, dốc và mật độ mạng lưới thưa, hầu hết đều chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam rồi đổ ra biển. Hàng năm, vấn đề thiếu nước vào mùa khô xảy ra thường xuyên, không đáp ứng được các yêu cầu cấp bách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, khả năng nối mạng và chuyển nước giữa các lưu vực trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là rất cần thiết. Qua quá trình tiếp cận và nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất các tuyến kênh chuyển nước giữa các lưu vực nhằm phục vụ nhu cầu nước cấp bách của các ngành. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bình Thuận một trong những vùng ít mưa nhất cả nước. Toàn tỉnh có 7 lưu vực sông chính và một hệ thống hồ chứa lớn nhỏ phân phối ở các vùng đồng bằng, trung du và miền núi hoạt động đơn lẻ với nhau. Với vị thế là tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội đa dạng, trong đó đặc biệt là việc phát triển mạnh về du lịch và công nghiệp, cảng biển. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng. Khả năng thiếu nước cho phát triển các khu công nghiệp, các cơ sở kinh tế ven biển, đặc biệt là khu vực phía Nam của tỉnh hiện đang là những vấn đề đáng quan ngại. Vấn đề chuyển nước lưu vực đã được thực hiện từ nhiều năm trước, như công trình thủy điện Đại Ninh cùng với dự án tưới Phan Rí-Phan Thiết được xây dựng chính là một hệ thống công trình chuyển nước từ lưu vực sông Đồng Nai về lưu vực sông Lũy. Ngoài ra, có một số công trình chuyển nước khác như: kênh Sông Lũy – Cà Giây; kênh tiếp nước vào hồ Cà Giây; kênh Úy Thay - Đá Giá; kênh 812 - Châu Tá - Sông Quao; kênh Ku Kê - Phú Sơn; kênh Thuận Hòa - Hồng Liêm; kênh Núi Đất - Tân Bình; kênh Bắc Ba Bàu (Ba Bàu - Suối Thị - Cẩm Hang; kênh Sông Linh - Cẩm Hang... Mặc dù đã giải quyết khá tốt vấn đề cấp nước đặt ra ban đầu, nhưng nhìn chung các nghiên cứu này mới chỉ dừng ở quy mô quy hoạch nhỏ, phục vụ phát triển nông nghiệp là chính (lấy trọng tâm là tưới lúa), chưa đề cập đến nhu cầu dùng nước của các khu công nghiệp và một số ngành dịch vụ khác, chưa đáp ứng được mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của tỉnh. Phạm vi quy hoạch, cân bằng nguồn nước cũng ở mức độ theo từng lưu vực, chưa xem xét đến giải pháp chuyển nước giữa các lưu vực. Nhiệm vụ cấp bách của công tác thủy lợi là phải tìm các giải pháp cấp nước phục vụ kế hoạch phát triển tổng hợp kinh tế-xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, cần nghiên cứu và đề xuất các tuyến công trình nối mạng và chuyển nước với quy mô và phạm vi không gian rộng hơn giữa các lưu vực và hồ chứa với nhau. II. CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NỐI MẠNG a. Đặc điểm tài nguyên nước tỉnh Bình Thuận b. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự báo nhu cầu dùng nước đến năm 2020 III. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (xem sơ đồ khối hình 1) IV. NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG CUNG CẤP NƯỚC CỦA BÌNH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 V. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT TUYẾN CÔNG TRÌNH NỐI MẠNG CHUYỂN NƯỚC LƯU VỰC a. Tính toán cân bằng nước b. Đề xuất tuyến công trình nối mạng chuyển nước lưu vực V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Thuận, 2010. Báo cáo Đề án phát triển thủy lợi tỉnh Bình Thuận đến năm 2020. [2]. Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2010; [3]. Nguyễn Văn Lân và các cộng sự, 2003-2005. Nghiên cứu tính toán cân bằng nước và đề xuất giải pháp cấp nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; [4]. Nguyễn Văn Lân và các cộng sự, 2004-2006. Nghiên cứu đề xuất mô hình sử dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ phát triển sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp bền vững cho các tiểu vùng sinh thái Duyên hải miền Trung; [5]. Lê Sâm và các cộng sự, 2005-2006. Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống hồ sinh thái phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội ĐBSCL và miền Trung; [6]. Lê Sâm và các cộng sự, 2006-2008. Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật trữ nước cho vùng hạn hán sa mạc hóa các tỉnh Nam Trung Bộ; [7]. Trần Thái Hùng và các cộng sự, 2009-2010. Quy hoạch nối mạng các hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Bình Thuận. Chi tiết bài báo: Nghiên cứu khả năng nối mạng và chuyển nước giữa các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận Tác giả: ThS. Trần Thái Hùng, ThS. Nguyễn Văn Lân TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
ThS. Mai Chí - Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận
Ý kiến góp ý: