Nghiên cứu khu hệ động vật nổi phục vụ nuôi trồng thủy hải sản bền vững ở vùng biển tỉnh Kiên Giang
03/08/2023Kiên Giang là một tỉnh có nhiều tiềm năng về nuôi trồng thủy hải sản, nhưng để phát triển lĩnh vực này một cách bền vững vẫn tồn tại những vấn đề ít được nghiên cứu và Động vật nổi là một trong số đó. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về Động vật nổi tại đây nhằm mục đích đánh giá khu hệ Động vật nổi làm cơ sở cho việc chỉ thị môi trường sinh thái trên vùng biển này. Từ đó đưa ra được những nhận định, kiến nghị góp phần phục vụ cho việc nuôi trồng thủy hải sản bền vững tại vùng biển Kiên Giang. Mẫu Động vật nổi đã được thu tại 19 điểm vào đợt tháng 10/2020 và 14 điểm vào đợt tháng 4/2021. Tại mỗi điểm, mẫu được thu bằng cách dùng lưới vớt hình nón (có kích thước mắt lưới 120μm, đường kính miệng 40cm có gắng lưu tốc kế) để kéo ở tầng mặt với tốc độ 0,5m/s. Kết quả đã thu được 71 loài Động vật nổi thuộc 11 nhóm, trong đó có 62 loài là thức ăn của cá. Mật độ trung bình trên toàn vùng biển là 14.844 cá thể/m3. Nhóm Giáp xác Chân mái chèo có số loài đa dạng nhất (46 loài) và cũng chiếm ưu thế nhất về mật độ. Vào mùa mưa các chỉ tiêu về thành phần loài, mật độ, chỉ số đa dạng H’ và giá trị tính đa dạng Dv đều cao hơn so với mùa khô. Điều này có thể phản ánh điều kiện môi trường sinh thái giữa hai mùa ở vùng biển Kiên Giang là khác nhau, do đó trong nuôi trồng thủy hải sản tại đây cần chú ý đến việc biến đổi môi trường sinh thái từ sự thay đổi mùa gây ra. Ngoài ra, vào mùa mưa có ghi nhận sự xuất hiện của nhóm loài nước ngọt tại vùng biển Dương Đông của đảo Phú Quốc, đây cũng là điểm cần lưu ý cho vấn đề nuôi biển tại nơi này.
1. MỞ ĐẦU
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài Động vật nổi
3.2. Mật độ Động vật nổi
3.3. Tính đa dạng của Động vật nổi
3.4. Vai trò của khu hệ Động vật nổi đến vấn đề nuôi trồng thủy hải sản bền vững tại vùng biển Kiên Giang
4. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
[1]. Nguyễn Tiến Cảnh và nnc, 1997. Điều tra tổng hợp nguồn lợi sinh vật biển quần đảo Trường Sa. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Nghiên cứu hải sản, Hải Phòng, 270 trang.
[2]. Nguyễn Tiến Cảnh, và nnc, 1999. Sinh vật phù du vùng vùng biển vịnh Bắc Bộ. Báo cáo kết quả nghiên cứu dự án thăm dò khai thác nguồn lợi hải sản phục vụ nghề cá xa bờ. Viện nghiên cứu Hải sản, Hải Phòng, 30 trang.
[3]. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Văn Khôi, Vũ Minh Hạo, 2001. Sinh vật phù du vùng biển quần đảo Trường Sa. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển. Tập II. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 15 - 90.
[4]. Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Hữu Phụng, Trương Ngọc An, 2003. Chương I: Sinh vật phù du. Sách chuyên khảo Biển Đông. Tập IV: Sinh vật và sinh thái biển và sinh vật. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 6 – 36.
[5]. Nguyễn Cho, 2004. Động vật nổi vịnh Nha Trang. Tuyển tập Nghiên cứu biển. Tập XIV. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, trang 99 - 110.
[6]. Nguyễn Cho, Trương Sĩ Hải Trình, 2007. Động vật nổi vùng biển nước trồi Nam Trung bộ Việt Nam. Báo cáo tóm tắt hội nghị khoa học Quốc gia “Biển Đông 2007”. Nha Trang, trang 49 - 50.
[7]. Nguyễn Văn Khôi, 1994. Lớp phụ Chân mái chèo (Copepoda) vịnh Bắc Bộ. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 198 trang.
[8]. Nguyễn Văn Khôi, Trương Ngọc An, Nguyễn Tiến Cảnh, 1994. Báo cáo điều tra sinh vật phù du vùng biển Thuận Hải - Minh Hải. Báo cáo tổng kết các chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước (1977 - 2000). Tập I - Chương trình biển Thuận Hải - Minh Hải (1977 - 1980). Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 195 - 198.
[9]. Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Cho, Nguyễn Tấn Hóa, 1994. Đặc tính thành phần loài của Động vật phù du vùng biển Việt Nam. Tuyển tập Nghiên cứu Biển, tập V, tr 57 – 60.
[10]. Nguyễn Văn Khôi, 1995. Điểm qua các công trình nghiên cứu sinh vật phù du ở vùng biển Việt Nam trong 70 năm, 1924 - 1994. Collection of Marine Research Works. Vol. VI, tr85 - 93.
[11]. Nguyễn Văn Khôi, 1997. Động vật nổi vùng biển Minh Hải - Kiên Giang (Vịnh Thái Lan). Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị Sinh học biển lần thứ nhất. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 103 - 112.
[12]. Nguyễn Văn Khôi, 2001. Động vật chí Việt Nam. Tập 9. Phân lớp Chân chèo - Copepoda biển. Nxb Khoa hoc và Kỹ thuật, Hà Nội, 385 trang.
[13]. Nguyễn Văn Khôi, 2005. Định loại Động vật vật phù du thường gặp trong ao nuôi tôm cá nước lợ ven biển Việt Nam. Trung tâm Quốc gia Quan trắc và cảnh báo môi trường biển, 145 trang.
[14]. Phan Mạnh Hùng và nnk, 2021. Báo cáo kết quả nghiên cứu từ đề tài “Giải pháp khoa học, công nghệ và mô hình nuôi trồng thủy hải sản bền vững vùng biển tỉnh Kiên Giang”. Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020. Viện Kỹ thuật Biển.
[15]. Nguyễn Minh Niên, và nnc, 2012. Nghiên cứu cơ sở thức ăn tự nhiên phục vụ nghề nuôi hải sản ở một số khu vực thuộc quần đảo Trường Sa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T12. Số 1. Trang 43 – 56.
[16]. Lương Văn Thanh, 2008. Một số kết quả nghiên cứu về thủy sinh vùng cửa sông ven Biển Tây thuộc bán đảo Cà Mau phục vụ yêu cầu phát triển thủy hải sản. Journal of Water Resources and Environmental Engineering, No. 23.
[17]. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên, 1980. Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 573 tr.
[18]. Nguyễn Dương Thạo, 2001. Sinh vật phù du vùng biển miền Nam Việt Nam tháng 5 - 6 năm 1997. Tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. Tập II, trang 101 - 126.
[19]. Nguyễn Dương Thạo, 2009. Động vật nổi và nguồn lợi cá nổi vùng khơi biển Tây nam bộ Việt Nam. Bản tin số 8 Viện Nghiên cứu Hải sản.
[20]. Nguyễn Thị Thu, 2006. Động vật nổi thảm cỏ biển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Báo cáo chuyên đề dự án “Điểm trình diễn rạn san hô và thảm cỏ biển tại Phú Quốc, trong khuôn khổ Dự án (UNEP/GEF/SCS): "Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường Biển Đông và Vịnh Thái Lan". Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Hải Phòng.
[21]. Trương Sĩ Hải Trình và Nguyễn Tâm Vinh, 2015. Biến động thành phần loài và sinh vật lượng Động vật nổi tại trạm quan trắc môi trường biển Nha Trang, 2000 – 2011. Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 2: 88-105.
[22]. Trương Sĩ Hải Trình và Nguyễn Tâm Vinh, 2018. Đa dạng sinh học động vật phù du vùng biển ven bờ bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; tập 18, Số 4A; 2018: 59–71. DOI: 10.15625/1859-3097/18/4A/13637.
Tài liệu tiếng Anh
[23]. Conway, D.V.P, 2012. Marine zooplankton of southern Britain. Part 2: Arachnida, Pycnogonida, Cladocera, Facetotecta, Cirripedia and Copepoda. Occasional Publications. Marine Biological Association of the United Kingdom, No 26 Plymouth, United Kingdom 163 pp.
[24]. Shirota, A., 1966. The Plankton of South Vietnam. Fresh Water and Marine Plankton.
[25]. Nguyen Thi Thu and Nguyen Cho, 2012. Marine Zooplankton researches in the Vietnam: A overview. Coastal Marine Science 35(1): 221-226.
[26]. UPLB, 2004. Identification Manual for Southeast Asian Coastal Zooplankton. Training Course on Methods of Zooplankton Ecology and Identification. University of the Philippones Los Banos, Japan Society for the Promotion of Science, 272p.
________________________________________________________________________
Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu khu hệ động vật nổi phục vụ nuôi trồng thủy hải sản bền vững ở vùng biển tỉnh Kiên Giang
Trần Vĩnh Hoàng, Phạm Văn Tùng, Huỳnh Đức Khanh,
Trần Trọng, Phan Mạnh Hùng
Viện Kỹ thuật Biển
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: