TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu lan truyền chất ô nhiễm trên mô hình toán hai chiều vùng biển Đồ Sơn - Hải Phòng

12/06/2017

Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu, tính toán chất lượng nước vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng trên mô hình toán hai chiều theo một số kịch bản khác nhau về mùa, gió và sóng.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vùng biển Đồ Sơn là một trong những khu du lịch và là khu kinh tế phát triển của thành phố Hải Phòng. Cùng với quá trình phát triển kinh tế trong khu vực thì ô nhiễm môi trường nước là một trong những vấn đề bức xúc lớn hiện nay. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng, nguồn gây ô nhiễm môi trường ở vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng chính là do chất thải công nghiệp và chất thải đô thị đổ ra biển. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng, hiện có 3 khu công nghiệp lớn là: Khu công nghiệp Minh Đức, khu công nghiệp Phà Rừng, khu công nghiệp Đình Vũ. Tại đây có rất nhiều nhà máy: Xi măng (3 nhà máy), sản xuất hóa chất, nhiệt điện, khí đốt, sản xuất thép, đóng tàu của các tập đoàn lớn với số lao động tới 50.000 người. Tất cả chất thải ở các khu công nghiệp này hầu như chưa được xử lý, đều đổ vào vùng cửa sông – ven biển Đồ Sơn – Hải Phòng. Đó là chưa kể tới mức độ tăng cao của dân số, của đô thị hóa ở Hải Phòng và Đồ Sơn. Chất thải của đô thị, của các khu dân cư đều dồn đổ về khu vực này.

Vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng đã cho ta nhiều nguồn lợi để phát triển kinh tế như nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, phát triển du lịch…Tuy nhiên, đi cùng với đó là việc bảo vệ môi trường sao cho phát triển kinh tế phải bền vững. Chính vì vậy, cần có các nghiên cứu tính toán mức độ ô nhiễm môi trường và dự báo được quá trình lan truyền chất ô nhiễm trong khu vực để có các giải pháp và hướng xử lý thích hợp. Mô hình toán là công cụ phổ biến hiện nay và thích hợp để giải quyết vấn đề này.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu          

2. Phương pháp nghiên cứu

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Thiết lập mô hình Mike ECO Lab

a. Tài liệu sử dụng thiết lập và tính toán mô hình

b. Phạm vi tính toán trên mô hình

c. Thiết lập lưới và địa hình tính toán

d. Thiết lập điều kiện biên            

2. Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình

a. Số liệu hiệu chỉnh và kiểm định mô hình

b. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định mô hình

3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

a. Kịch bản nghiên cứu

b. Kết quả nghiên cứu

c. Nhận xét, đánh giá

IV. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hồ Việt Cường, đề tài KC.08 “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiện tượng nước đục ở vùng biển Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng ”, 2014-2015.

[2]. Đỗ Trọng Bình, Nghiên cứu đánh giá lan truyền các chất ô nhiễm khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng bằng mô hình toán học, 2009-2010.

[3]. Nguyễn Đức Cự, Đánh giá tác động của các đập chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái tài nguyên và môi trường các vùng cửa sông ven bờ đồng bằng Bắc Bộ, 2009-2011.

[4]. Trần Đức Thạnh, Nghiên cứu dự báo phòng chống sạt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quang Ninh tới Thanh Hóa. KHCN-5A, 1999-2000.

[5]. Cao Thị Thu Trang, Đánh giá sức tải môi trường đảo Cát Bà và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, 2006-2008.

[6]. Cao Thị Thu Trang, Đánh giá khả năng tích tụ và phân tán các chất ô nhiễm vùng cửa sông ven biển Việt Nam, 2007-2008.

[7]. Cao Thị Thu Trang, Đánh giá sức tải môi trường của sông Bạch Đằng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững”, 2008-2009.


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu lan truyền chất ô nhiễm trên mô hình toán hai chiều vùng biển Đồ Sơn - Hải Phòng

Tác giả: TS. Hồ Việt Cường, ThS. Nguyễn Mạnh Linh
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc Gia về Động lực học Sông Biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: