Nghiên cứu ổn định đập xà lan trên nền đất yếu bằng lý thuyết kết hợp thực nghiệm
03/06/2014Đập xà lan là giải pháp công nghệ có hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao khi xây dựng trên nền mềm, yếu, ở các sông rạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đập xà lan được chế tạo tại hố đúc, di chuyển đến vị trí công trình, hạ chìm trên nền bùn đã chuẩn bị sẵn. Qua thí nghiệm đẩy trượt công trình cống Minh Hà ở hố đúc và nhiều thí nghiệm kéo trượt bàn nén hiện trường (với nền chuẩn bị tự nhiên) cho thấy rằng hệ số ma sát tiếp xúc giữa nền và đập xà lan chỉ đạt khoảng (35%-50%) Su max. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp tăng cường chống trượt đồng thời kiến nghị công tác tính toán ổn định đập xà lan trên nền đất yếu.
I. MỞ ĐẦU
Đập xà lan là giải pháp công nghệ có hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao khi xây dựng trên nền mềm, yếu, ở các sông rạch vùng Đồng bằng sông cửu Long. Đập xà lan được chế tạo tại hố đúc, di chuyển đến vị trí công trình, hạ chìm trên nền bùn đã chuẩn bị sẵn. Do việc chuẩn bị nền được chuẩn bị bằng thủ công, trong nước, nên thường để lại lớp bùn non hồi qui do kết cấu nền đất tự nhiên bị phá vỡ, lắng đọng lại tạo thành. Do đó khi đặt đập xà lan lên nền đó, sức chống trượt của đập giảm đi rất nhiều, do hệ số ma sát ở lớp tiếp xúc khá nhỏ. Bài báo này trình bày kết quả đẩy trượt một công trình thực tế và nhiều bàn nén hiện trường và kiến nghị giải pháp tăng cường ổn định chống trượt cho đập xà lan.
Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu ổn định đập xà lan trên nền đất yếu bằng lý thuyết kết hợp thực nghiệm
Tác giả: TS. Trần Văn Thái, ThS. Nguyễn Hải Hà, KS. Ngô Thế Hưng
Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
Tạp chí KH&CN Thủy lợi
Ý kiến góp ý: