TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu ổn định đê trụ rỗng trên nền đất yếu chịu tải trọng phức tạp đứng, ngang và mô men

03/07/2021

Giải pháp công nghệ đê trụ rỗng giảm sóng, bảo vệ bờ biển lần đầu tiên được nghiên

cứu ứng dụng và xây dựng thành công 180m ở Việt Nam vào tháng 4/2017. Kết cấu này có nhiều ưu điểm như: Khả năng tiêu sóng tốt, giảm áp lực sóng tác động lên công trình nên độ bền, độ ổn định công trình tốt hơn các công trình dạng thành đứng. Kết cấu được chế tạo hoàn chỉnh trong nhà máy và thi công lắp ghép nên đảm bảo chất lượng, giảm thời gian thi công. Bài báo trình bày phương pháp tính toán ổn định đê trụ rỗng theo đường bao tải trọng giới hạn khi chịu tác dụng đồng thời của tải trọng đứng, ngang và mô men bằng cách tăng giảm chiều cao đá thả trong lòng đê, khi chiều cao đá tăng lên thì tải trọng đứng tác dụng lên nền cũng tăng và đồng thời tăng khả năng chịu tải trọng ngang và mô men để đảm bảo ổn định đê trụ rỗng. Phương pháp phần tử hữu hạn được dùng để phân tích lún cho công trình thử nghiệm đê trụ rỗng 180m ở Cà Mau, kết quả quan trắc khá tương đồng với kết quả tính theo phương pháp phần tử hữu hạn khi lựa chọn được các thông số mô hình phù hợp.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ*

2. PHÂN TÍCH TẢI TRỌNG TÁC DỤNG VÀ ỔN ĐỊNH ĐÊ TRỤ RỖNG

2.1. Tải trọng tác dung lên đê trụ rỗng

2.2. Chọn lựa chiều cao đá bên trong để công trình đảm bảo ổn định

2.3. Tính toán lún trên mô hình số và so sảnh với số liệu quan trắc

3. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Văn Thái, Nguyễn Hải Hà (2013), nghiên cứu ổn định móng băng trên nền đất yếu dưới tác dụng của tải trọng phức tạp, Tạp chí khoa học thủy lợi, No 14 ISN:1859-4255, 03-2013.

[2] Trần Văn Thái, Nguyễn Hải Hà, Phạm Đức Hưng, Nguyễn Duy Ngọc, Phan Đình Tuấn, Nguyễn Thanh Tâm và nnk (2016), “Nghiên cứu giải pháp đê rỗng giảm sóng gây bồi kết hợp trồng rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển Tây tỉnh Cà Mau để góp phần bảo vệ nâng cao hiệu quả công trình”. Tuyển tập khoa học công nghệ năm 2016, Phần 1: Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, xây dựng và bả vệ công trình, thiết bị thủy lợi, thủy điện, trang 251-266.

[3] Goda, Y., 1974. New wave pressure formulae for composite breakwater. Copenhagen, ASCE, pp. 282 1702-1720

[4] GIZ (2014), Coastal Engineering Consultancy in Ca Mau Province

[5] Hee Min Teh, Vengatesan Venugopal, Tom Bruce: “ Hydrodynamic performance of a free surface semicircular perforated breakwater”

[6] Issacson, M., Whiteside, N. Gardiner, R and Hay, D.C (1995), Modelling of a circularsection floating breakwater, Canadian journal of civil engineering.

[7] JTS 154-1-2011 “Code of Design and Construction of Breakwaters”.

[8] Ngo Tran C.L (1996), the analisys of offshore foundations subjected to combined loading, a thesis submitted for the degree of dortor of philosophy at Oxford

[9] Report of the port and harbour research institute, Ministry of Transport, Japan, 1989

[10] Tanimoto, Namerikawa, Ishimaru and Sekimoto, 1989, A hydraulic experiment study of semicircular Caisson breakwaters, Report of The Port And Habour Research Institute, Vol: 28, No.2

[11] Tanimoto, K., Takahashi, S., (1994). Japanese experiences on composite breakwaters. Proc. Intern. Workshop on Wave Barriers in Deepwaters. Port and Harbour Research Institute, Yokosuka, Japan, pp. 1–22.


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu ổn định đê trụ rỗng trên nền đất yếu chịu tải trọng phức tạp đứng, ngang và mô men

Tác giả:

Trần Văn Thái, Nguyễn Hải Hà - Viện Thủy công

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: