TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu ổn định móng băng trên nền đất yếu dưới tác dụng của tải trọng phức tạp

05/01/2015

Vấn đề tính toán ổn định của móng băng, chữ nhật dưới tác dụng tải trọng phức tạp V:H:M đã có đề cập trong các quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam. Trong trường hợp đập xà lan do tải trọng đứng nhỏ, có chênh lệch áp lực nước thượng hạ lưu, tạo ra lực ngang, góc xiên của lực tác dụng lớn hơn nhiều lần góc nội ma sát của đất sét yếu, kết hợp cả momen làm cho chúng ta khó xác định được mức độ an toàn của đập theo phương pháp đã trình bày trong các tiêu chuẩn đó.

Bài báo này trình bày các phương pháp tính toán ổn định của móng băng trên nền đất sét khi chịu các tác dụng V: H: M, và trình bày phương pháp tính ổn định theo mặt bao phá hoại không thứ nguyên. Tác giả đã thực hiện đẩy trượt 2 tổ hợp của 01 công trình thực tế (tỷ lệ 1:1), và 36 thí nghiệm kéo trượt bàn nén hiện trường có lích thước 70x70 và 100x100cm. Kết quả thí nghiệm hiện trường, phù hợp với lời giải của lý thuyết về mặt bao phá hoại không thứ nguyên của Ngo Tran (1996). Trên cơ sở đó, các tác giả kiến nghị sử dụng thêm phương pháp mặt bao phá hoại không thứ nguyên để tính toán ổn định đập xà lan (ĐXL) trên nền đất yếu dưới tác dụng tải trọng phức tạp.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vấn đề tính toán ổn định của móng băng, chữ nhật dưới tác dụng tải trọng phức tạp V:H:M đã có đề cập trong các quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam, nhưng chỉ tính toán được khi góc xiên của lực tác dụng ’ nhỏ hơn góc ma sát trong của nền. Trong trường hợp đập xà lan do tải trọng đứng nhỏ, khi có chênh lệch áp lực nước thượng hạ lưu, tạo ra lực ngang lớn, góc xiên của lực tác dụng lớn hơn nhiều lần góc nội ma sát  của đất, kết hợp cả momen làm nên không xác định được mức độ an toàn của đập theo các tiêu chuẩn qui phạm hiện hành. Tại đại học Oxford, người ta đã nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm phương pháp tính toán ổn định của móng băng trên nền đất sét khi chịu các tác dụng tải trọng V: H: M bằng lý thuyết mặt bao phá hoại không thứ nguyên. Các tác giả đã thực hiện đẩy trượt 2 tổ hợp của 01 công trình thực tế (tỷ lệ 1:1), và 36 thí nghiệm kéo trượt bàn nén hiện trường tỉnh Cà Mau, có lích thước 70x70 và 100x100cm. Kết quả thí nghiệm hiện trường, phù hợp với lời giải lý thuyết về mặt bao phá hoại không thứ nguyên của Ngo Tran (1996). Trên cơ sở đó, các tác giả kiến nghị sử dụng thêm phương pháp mặt bao phá hoại không thứ nguyên để tính toán ổn định đập xà lan (ĐXL) trên nền đất yếu dưới tác dụng tải trọng phức tạp.


Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu ổn định móng băng trên nền đất yếu dưới tác dụng của tải trọng phức tạp

Tác giả: TS. Trần Văn Thái, ThS. Nguyễn Hải Hà
Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

Ý kiến góp ý: