TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu phân tích khả thi của giải pháp thoát nước và xử lý nước thải phân tán huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp phân tích lợi ích chi phí

04/07/2017

Hiện nay, Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng đang trên đà phát triển với các nước trong khu vực. Nhu cầu về môi trường nước sạch cũng đặt ra nhiều thách thức và cơ hội như các nước bạn. Việc tìm hiểu và nghiên cứu các công nghệ, chính sách về xử lý nước thải luôn mang lại lợi ích và làm tiền đề để thực hiện các dự án cải thiện môi trường nước. Tuy nhiên, tại Việt Nam, với điều kiện kinh tế khó khăn, kinh phí dành cho các hoạt động môi trường còn ít thì cần phải có giải pháp thoát nước và xử lý nước đơn giản, kinh phí xây dựng – vận hành thấp, có thể phân kỳ đầu tư. Với những tồn tại khách quan như vậy, giải pháp thoát nước và xử lý nước thải phân tán là lựa chọn rất phù hợp. Đồng thời để tăng tính thuyết phục, phải tiến hành phân tích chi phí – lợi ích cho giải pháp nhằm có khả năng phân tích so sánh với các giải pháp thoát nước và xử lý nước thải khác.

I. GIỚI THIỆU

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ… được xây dựng. Các khu đô thị xây mới này hầu hết được xây dựng tại những vùng ven đô như các huyện ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), nơi mà cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Trong đó, xử lý nước thải nhằm bảo vệ môi trường là vấn đề vô cùng bức bách.

Vấn đề thu gom và xử lý nước thải ở Tp.HCM hiện nay cũng đang rơi vào tình trạng tương tự. Các nhà máy xử lý nước thải tập trung hầu hết được quy hoạch, xây dựng ở các huyện ngoại thành và chủ yếu xử lý nước thải từ trung tâm thành phố chuyển đến. Hệ thống cống gom, kênh dẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh nên môi trường nước trên địa bàn thành phố vẫn đang trong tình trạng ô nhiễm. Riêng các huyện vùng ven như huyện Bình Chánh, nước thải ra môi trường hầu như chưa được xử lý. Chất lượng nước mặt tại các điểm quan trắc hầu như ở mức cao so với tiêu chuẩn của bộ y tế, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và môi trường sinh thái. Thực trạng này cần có giải pháp xử lý nước thải hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu chỉ đơn thuần áp dụng biện pháp xử lý nước thải tập trung sẽ rất tốn kém trong công tác đầu tư xây dựng và vận hành. Đặc biệt với địa hình tương đối bằng phẳng như ở Tp.HCM, chi phí dành cho các trạm bơm là rất lớn. Một giải pháp tiết kiệm hơn và mang lại nhiều lợi ích hơn, đó là giải pháp xử lý nước thải phân tán. Giải pháp xử lý nước thải phân tán (XLNTPT) có thể áp dụng đến mọi hộ dân sống độc lập ở vùng xa trung tâm; kinh phí xây dựng thấp; ít ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; khả năng tái sử dụng nước thải cao, nếu xảy ra thất bại trong đầu tư thì mức độ và phạm vi ảnh hưởng không cao.

Trên thế giới, các nước phát triển đang có xu hướng phát triển bền vững về mọi mặt đời sống kinh tế và xã hội. Các giải pháp xử lý nước thải phân tán đã được nghiên cứu và ứng dụng cho các khu vực ven đô hoặc đô thị cải tạo một cách hiệu quả, mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Nhật Bản đã áp dụng thành công giải pháp xử lý nước thải phân tán Johkasou, với hiệu quả xử lý cao, nước thải đầu ra có thể tái sử dụng, năng lượng sử dụng thấp,… Tại Thái Lan, hệ thống phân tán được thiết lập theo nguyên tắc “phát triển đến đâu xây dựng đến đó”, ứng dụng công nghệ đơn giản, chi phí thấp, hiệu quả xử lý cao, đem lại cơ hội tái sử dụng tài nguyên nước. Tại Mỹ và các nước châu Âu, xử lý nước thải phân tán đã trở thành một ngành công nghiệp với các nghiên cứu công nghệ xử lý ngày càng đơn giản và hiệu quả.

Để đánh giá khả năng ứng dụng của giải pháp xử lý nước thải phân tán trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, các lợi ích và chi phí cần phải được chứng minh qua các con số tính toán cụ thể. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí sẽ làm rõ những lợi ích này thông qua việc quy đổi lợi ích thành độ giảm chi phí. Từ đó, đánh giá được tính khả thi của giải pháp xử lý nước thải phân tán. Việc phân tích lợi ích chi phí của giải pháp xử lý nước thải phân tán cũng là tiền đề cho các nghiên cứu so sánh chi phí nhằm lựa chọn giải pháp xử lý nước thải cho một địa phương bất kỳ.

Bài báo phản ánh kết quả nghiên cứu đề xuất mô hình xử lý nước thải phân tán phù hợp và phân tích tính khả thi của phương án thông qua phân tích lợi ích chi phí mở rộng tại địa phương cụ thể là huyện Bình Chánh. Kết quả của nghiên cứu này có thể sử dụng làm cơ sở cho các nhà đầu tư, chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan lựa chọn giải pháp xử lý nước thải phù hợp.Đồng thời, thông qua trường hợp điển hình này, kết quả của đề tài có thể sử dụng làm số liệu tham chiếu cho các đề án tương tự ở các địa phương khác tại Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III. ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG THOÁT VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH

IV. GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC THẢI

V. ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA GIẢI PHÁP XLNTPT BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ - LỢI ÍCH

5.1 Phân tích chi phí.

5.2 Phương pháp xác định các loại chi phí

5.3 Phân tích lợi ích

VI. PHÂN TÍCH TÍNH RỦI RO, KHÔNG CHẮC CHẮN CỦA DỰ ÁN  

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 

7. 1 Kết luận

7.2. Kiến nghị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1].       Nguyễn Việt Anh, Antoine Morel, Trần Hiếu Nhuệ (2008), Quản lý nước thải phân tán và tiềm năng áp dụng ở Việt Nam, TCXD, 3/2008.

[2].       Lều Thọ Bách (2009), Hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội.

[3].       Báo điện tử An Ninh Thủ Đô (2012), Khởi công xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu.

[4].       PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh (2003), Áp dụng phân tích chi phí – Lợi ích cho biến đổi khí hậu, Giáo trình bộ môn Kinh Tế Và Quản Lý Môi Trường.

[5].       QCVN 01: 2008/BXD, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - quy hoạch xây dựng.

[6].       QCVN 14:2008/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

[7].       QCVN 39:2011/ BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu.

[8].       Tạp chí Xây dựng, số 1/2006, Xử lý phân tán và tái sử dụng nước thải đô thị.

[9].       TCVN 33: 2006, Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;

[10].    TCVN 7957: 2008, Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế.

[11].    TCVN 8641:2011, Công trình thủy lợi  - Kỹ thuật tưới tiêu nước cho cây lương thực và cây thực phẩm.

[12].    Viện NC KHKT Bảo Hộ Lao Động – Phân Viện Bảo Hộ Lao Động và Bảo Vệ Môi Trường Miền Nam và phòng Tài Nguyên Và Môi Trường huyện Bình Chánh (2010), Số liệu quan trắc chất lượng môi trường tại huyện Bình Chánh.

[13].    Vi.Wikipedia.org, phân tích chi phí – lợi ích.

[14].    Viện quy hoạch xây dựng Tp. HCM (2012), Đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh

[15].    Abegglen, C., Ospelt, M., Siegrist, H. (2008), Biological nutrient removal in a smallscale MBR treating household wastewater Wat. Res. 42, pp.338-346.

[16].    Chamawong Suriyachan, Vilas Nitivattananon, A.T.M Nurul Amin (2012),  Potential of decentralized wastewater management for urban development: Case of Bangkok, Habitat International 36, 85-92.

[17].    Prof. Mahesh B. Chougule, Dr. (Capt.) Nitin P. Sonaje (2013), Cost- Benefit Analysis of Wastewater Recycling Plant for Textile Wet Processing, India.

[18].    Hans Brix, Carlos A. Arias (2005), The use of vertical flow constructed wetlands for on-site treatment of domestic wastewater: New Danish guidelines.

[19].    Linvil Gene Rich (1980), Low-maintenance Mechanically Simple Wastewater Treatment systems, McGraw-Hill College.

[20].    Nava Haruvy (1997), Agricultural reuse of wastewater: nation-wide cost-benefit analysis, Agricultural Research Organization, The Volcani Center, P.O. Box 12, 50250 Bet Dagan, Israel.

[21].    Yasumoto Magara (2003), Status of onsite-treatment of domestic wastewater management in Japan, Proceedings ofJohkasou Session, the 3rd World Water Forum 16th March 2003, Kyoto, Japan.

[22].    World Health Organization, Geneva (1993), Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution A Guide to Rapid Source Inventory Techniques and their Use in Formualating Environmental Control Strategies.


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu phân tích khả thi của giải pháp thoát nước và xử lý nước thải phân tán huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh bằng phương pháp phân tích lợi ích chi phí

Tác giả: TS. Phạm Thị Hoa
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: