Nghiên cứu quy luật diễn biến và định hướng các giải pháp khoa học công nghệ chỉnh trị cửa Đáy phục vụ giao thông thủy
19/09/2016 Tuyến vận tải đường thủy từ cửa Đáy vào cảng Ninh Phúc (Ninh Bình) là tuyến vận tải thuỷ chiến lược của miền Bắc. Hiệu quả khai thác rất lớn do thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá từ phía Nam, các tỉnh miền Trung ra mà không phải trung chuyển qua cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, sự thay đổi tuyến luồng lạch trên mặt bằng theo mùa, theo năm là trở ngại lớn nhất đối việc khai thác tuyến luồng này. Trên cơ sở phân tích các số liệu hiện có về điều kiện tự nhiên, bài viết tập trung làm sáng tỏ quy luật diễn biến tuyến luồng lạch cửa Đáy và định hướng các giải pháp chỉnh trị cửa Đáy cho mục tiêu giao thông vận tải thủy. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo quy hoạch điều chỉnh tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt, tuyến vận tải thuỷ từ cửa Đáy vào cảng Ninh Phúc (Ninh Bình) là một trong bốn tuyến vận tải thuỷ chiến lược của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ,[6,7,8]. có tổng chiều dài 72 km (từ phao số 0 đến Ninh Bình). Tuyến luồng đạt chuẩn cấp I do cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam quản lý. Đoạn luồng qua cửa Đáy rộng nhưng bị bồi cạn, chiều sâu chạy tàu nhỏ nhất chỉ đạt khoảng 1,0 m, nên các tàu phải lợi dụng triều để đi qua (tàu ≤1.000 T). Đoạn luồng trên sông Đáy khá rộng và sâu, cơ bản đáp ứng được cho tàu 3.000 DWT hành thủy, trên tuyến cũng có một số đoạn cạn, [6,7,8]. Cảng ở khu vực Ninh Phúc - Ninh Bình rất phát triển, các khu bến lớn đang dần hình thành phục vụ nhu cầu của các khu công nghiệp tại địa phương và vùng phụ cận: Như nhập than, phụ gia... cho các nhà máy xi măng, nhiệt điện, phân bón... và xuất sản phẩm từ các nhà máy này. Các cảng chính gồm có: cảng Ninh Phúc, Ninh Bình, cảng nhà máy đạm Ninh Bình, cảng Long Sơn, cảng Nhiệt điện Ninh Bình... - Cảng Ninh Bình: Nằm ở bờ hữu sông Đáy, công suất thiết kế 550.000 tấn/năm. Thực tế hàng thông qua cảng Ninh Bình xấp xỉ đạt theo thiết kế từ 350.000 đến 400.000 tấn/năm, [8]. - Cảng Ninh Phúc: nằm bên bờ hữu sông Đáy, hạ lưu cầu Non Nước, có khả năng tiếp nhận tàu pha sông biển đến 2.000 DWT, hiện đang được đầu tư xây dựng 1 bến tiếp nhận tàu 3.000 DWT. Hàng hoá thông qua cảng chủ yếu là xi măng, clinke, phân bón, than, đá, gạo, phôi thép... Năm 2012, lượng hàng thông qua cảng đạt ~1.700.000 tấn, [8]. - Cảng Đạm Ninh Bình: nằm ở hạ lưu cảng Ninh Phúc, phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhà máy, tiếp nhận tàu đến 2.000 DWT, khối lượng nhập than hàng năm khoảng 1,1 triệu tấn, [8]. - Cầu trên tuyến: Theo hồ sơ thiết kế, cầu Trại Mễ sẽ được xây dựng bắc qua sông Đáy tại đoạn giữa khu vực cảng Ninh Phúc và cảng nhà máy Đạm Ninh Bình, đảm bảo cho tàu pha sông biển đến 3.000 DWT hành thủy [8]. Đánh giá chung về vận tải trên tuyến: Từ kết quả khảo sát thực địa, thu thập số liệu cho thấy vận tải hàng hóa qua sông Đáy có khối lượng lớn, chỉ tính riêng thông qua cảng Ninh Phúc đã đạt khoảng 1,7 triệu tấn, qua cảng nhà máy đạm Ninh Bình là 1,1 triệu tấn than/năm. Tuy nhiên, luồng cửa Đáy không ổn định cả về trên mặt bằng và phương đứng. Sau khi nạo vét, luồng cửa Đáy chỉ duy trì được 4÷6 tháng, sau đó bị bồi lại gần như ban đầu. Để giải quyết vấn đề nêu trên, nội dung bài báo tập trung làm sáng tỏ quy luật diễn biến tuyến luồng lạch cửa Đáy và định hướng các giải pháp chỉnh trị cửa Đáy cho mục tiêu phát triển vận tải sông biển khu vực đồng bằng Bắc Bộ. II. QUY LUẬT DIỄN BIỄN VÀ SA BỒI CỬA ĐÁY 2.1. Quá trình hình thành cửa Đáy [2, 5] 2.2. Diễn biến luồng 2.3 Nguyên nhân gây diễn biến, sa bồi cửa Đáy III. ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CHỈNH TRỊ CỬA ĐÁY 3.1. Định hướng nghiên cứu chỉnh trị cửa Đáy 3.2. Các giải pháp khoa học - công nghệ chỉnh trị cửa Đáy IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lương Phương Hậu (1998), Chỉ dẫn lựa chọn giải pháp kết cấu đê hướng dòng – ngăn cát chống bồi luồng tầu cửa sông, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước KH-CN-10-07. [2] Lương Phương Hậu và nnk (2002), Diễn biến cửa sông vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nhà xuất bản xây dựng. [3] Lương Phương Hậu (2005), Động lực học và công trình cửa sông, Nhà xuất bản xây dựng. [4] Dương Ngọc Tiến (2012), Phân tích xu thế quá trình vận chyển trầm tích và biến đổi đường bờ, đáy khu vực cửa sông Đáy bằng mô hình MIKE, Luận văn thạc sĩ kỹ thuật. [5] Công ty CP TVTK XD Giao thông thủy (2002), Dự án nâng cấp cải tạo cửa Đáy - sông Đáy . [6] Công ty CP TVTK XD Giao thông thủy (2013), Báo cáo tổng kết “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. [7] Công ty CP TVTK XD Giao thông thủy (2013), Báo cáo tổng kết “Quy hoạch chi tiết Hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. [8] Công ty CP TVTK XD Giao thông thủy (2013), Báo cáo cuối kỳ “Quy hoạch phát triển vận tải pha sông biển”. Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu quy luật diễn biến và định hướng các giải pháp khoa học công nghệ chỉnh trị cửa Đáy phục vụ giao thông thủy Tác giả: TS. Nguyễn Kiên Quyết TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Ý kiến góp ý: