TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu sự biến động về bùn cát trên các tuyến sông chính đổ vào vùng biển Đồ Sơn - Hải Phòng

05/09/2017

Vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng là nơi tiếp nhận dòng chảy, bùn cát của 5 cửa sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng – Thái Bình gồm: cửa Thái Bình, cửa Văn Úc, cửa Lạch Tray, cửa Cấm và cửa Đá Bạch. Cùng với sự phát triển KTXH, sự thay đổi về các yếu tố mặt đệm, khai thác nguồn nước, khai thác cát trên lưu vực, đã làm thay đổi lượng dòng chảy, bùn cát chuyển ra vùng biển Đồ Sơn. Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về sự biến động này trên cơ sở tính toán, mô phỏng bằng mô hình toán thủy lực hình thái một chiều MIKE 11HD và ST.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Lưu vực sông Hồng - Thái Bình trải dài từ vĩ độ 20o00’ tới 25o30’ và từ kinh độ 100o00’ đến 107o10’ Đông được nối bởi hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình với nhau qua sông Đuống và sông Luộc. Hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình đổ ra biển qua 09 cửa sông: Đá Bạch, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình, Trà Lý, Ba Lạt, Ninh Cơ và Cửa Đáy. Trải qua các thời kỳ phát triển kinh tế xã hội, đến nay đã có một số lượng lớn các công trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng trên lưu vực, đặc biệt là việc xây dựng các hồ chứa lớn ở thượng nguồn như Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang và việc thay đổi các điều kiện mặt đệm, thảm phủ thực vật trên lưu vực,… cùng với các hoạt động khai thác cát, khai thác nguồn nước trên các tuyến sông ở vùng hạ du đã làm thay đổi lượng dòng chảy, bùn cát chuyển ra vùng cửa sông, ven biển.

Vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng là nơi tiếp nhận dòng chảy, bùn cát của 5 cửa sông lớn gồm: cửa Thái Bình, cửa Văn Úc, cửa Lạch Tray, cửa Cấm và cửa Đá Bạch. Với sự biến động về dòng chảy và bùn cát trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình thì lượng dòng chảy và bùn cát chuyển ra vùng biển này cũng thay đổi theo. Bài báo trình bày một số kết quả tính toán, phân tích sự biến động về lượng dòng chảy và bùn cát trên các hệ thống sông chính chuyển ra vùng biển Đồ Sơn – Hải Phòng theo không gian, thời gian.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Biến động lượng dòng chảy và bùn cát trong hệ thống sông Hồng – Thái Bình

3.2. Xác định lượng bùn cát đổ ra vùng biển Đồ Sơn bằng mô hình MIKE 11ST

a) Xây dựng mô hình MIKE 11ST cho hệ thống sông Hồng – Thái Bình

b) Lượng bùn cát từ trong sông chuyển ra vùng biển Đồ Sơn qua các thời kỳ

IV. KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hồ Việt Cường và nnk, đề tài cấp Nhà nước KC.08.34/11-15: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiện tượng nước đục ở vùng biển Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng”, Phòng TNTĐQG năm 2014 - 2015.

[2]. Nguyễn Đức Cự, Đánh giá tác động của các đập chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái tài nguyên và môi trường các vùng cửa sông ven bờ đồng bằng Bắc Bộ, 2009-2011.

[3]. Vũ Duy Vĩnh, Nguyễn Đức Cự, Trần Đức Thạnh, Ảnh hưởng của đập hòa bình đến phân bố vật liệu lơ lửng vùng ven bờ châu thổ sông Hồng


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu sự biến động về bùn cát trên các tuyến sông chính đổ vào vùng biển Đồ Sơn - Hải Phòng

Tác giả: TS. Hồ Việt Cường, ThS. Nguyễn Thị Ngọc Nhẫn
Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

 

Ý kiến góp ý: