Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển đông và biển tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau
29/08/2021Trong nghiên cứu này sóng được mô phỏng theo mô hình số, với công cụ hỗ trợ tính toán là bộ phần mềm mã nguồn mở TELEMAC2D kết hợp với module TOMAWAC. Kết quả mô hình cho thấy và MGĐB chế độ sóng tại hai khu vực phía biển Đông và phía biển Tây có sự khác biệt rõ rệt, sóng biển đông mùa này mạnh, hướng sóng chủ đạo dần thay đổi theo chiều thuận kim đồng hồ từ hướng (EEN) sang hướng (EES) và truyền từ ngoài khơi vào bờ. Trong khi đó, sóng phía biển Tây lại khá yếu, hướng sóng chủ đạo dần thay đổi theo chiều nghịch kim đồng hồ từ hướng (EN) sang hướng (NNE), sóng có xu thế truyền từ bờ ra khơi. Cũng vào MGĐB vùng biển phía Tây Nam mũi Cà Mau xuất hiện khu vực sóng phân kỳ, nơi hai sóng gặp nhau của hai trường sóng biển Tây và biển Đông.
Trong MGTN sóng ngoài khơi vùng biển phía Đông có hai hướng chính là (WSW) và (SW). Trong khi đó, sóng ngoài khơi phía biển Tây hướng chính là Tây (W) và (WSW), càng dịch lên phía Bắc hướng chính Tây càng chiếm ưu thế. Sóng biển Tây mùa này thường mạnh hơn sóng phía biển Đông. Ngoài ra vào MGTN sóng khi vào gần bờ tại khu vực phía Tây Nam mũi Cà Mau xuất hiện vùng hội tụ sóng tại khu vực đất mũi.
1. GIỚI THIỆU VÙNG NGHIÊN CỨU
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH SỐ
2.1. Phương trình chủ đạo mô hình triều Telemac2D
2.2. Phương trình chủ đạo mô hình sóng Tomawa
3. THIẾT LẬP MÔ HÌNH TOÁN
3.1. Vùng nghiên cứu và khu vực tính toán
3.2. Dữ liệu địa hình
3.3. Điều kiện biên
4. HIỆU CHỈNH VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH
4.1. Kết quả hiệu chỉnh mô hình thủy lực
4.2. Kết quả hiệu chỉnh mô hình sóng
4.3. Thời gian tinh toán
5. KẾT QUẢ MÔ HÌNH
5.1. Chế độ sóng MGĐB
5.2. Chế độ sóng MGTN
5.3. Kết luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] EDF R&RD. Telemac Modeling System - Sisyphe software-Operating manual (2010).
[2] EDF R&RD. Telemac Modeling System – Telemax 2D software-Operating manual (2013).
[3] EDF R&RD. Telemac Modeling System - Tomawac software-Operating manual (2016).
[4] Huynh Cong Hoai, Le Duc Vinh, Lieou Kien Chinh. Report on Wave Climate in U Minh and Go Cong, In project “Study on the erosion process and the measures for protecting the Lower Mekong Delta Coastal Zones from erosion (LMDCZ)”. AFD, 2017.
[5] Ing. Thorsten Albers, Jan Stolzenwald (2014). Tư vấn Kỹ thuật bảo vệ bờ biển tỉnh Cà Mau. Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH, Bonn và Eschborn, CHLB Đức.
[6] Nguyễn Hữu Nhân (2016). Báo cáo sản phẩm 4, Trong đề tài độc lập cấp Nhà Nước “Nghiên cứu cơ chế hình thành và phát triển vùng bồi tự ven bờ và các giải pháp khoa học và công nghệ để phát triển bền vững về kinh tế - xã hội vùng biển Cà Mau”.
[7] Lê Đức Vĩnh, Nguyễn Anh Tiến, Lieou Kiến Chính (2018). Nghiên cứu chế độ sóng vùng biển từ mũi cà mau đến kiên giang. Tạp chí Khoa Học và Công Nghệ Thủy Lợi, Viện Khoa Học Thủy Lợi Việt Nam, số 47 ISSN: 1859-4255, 09-2018.
[8] La Thị Cang (1996). Sóng biển, Ban xuất bản trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Thành phố Hồ Chí Minh.
[9] La Thị Cang (2015). Các quá trình động lực trong hệ sinh thái biển, Nxb Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
[10] Patrick Marchesiello, Dinh Cong San, Final Report in project “Erosion processes in the Lower Mekong Delta Coastal Zones and measures for protecting Go Cong – and Phu Tan (LMDCZ) “. AFD, 2017.
Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu sự khác biệt đặc trưng sóng biển đông và biển tây do ảnh hưởng của mũi Cà Mau
Nguyễn Vũ Việt, Nguyễn Anh Tiến
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: