TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu tác động của tăng giá vật tư, vật liệu, điện và sự tăng tiền lương đến mức thu thủy lợi phí thực tế - Kiến nghị một số giải pháp chính sách trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

21/03/2017

Qua nghiên cứu sự tăng giá của một số yếu tố kể trên tại một số đơn vị khai thác công trình thủy lợi điển hình cho thấy giá trị thực tế của TLP đã bị giảm đi khá lớn, cụ thể: giai đoạn thực hiện nghị định 143/2003/NĐ-CP giá trị thực tế của TLP qua các năm 2004, 2005, 2006 và 2007 giảm đi tương ứng là 1,12%; 10,96%; 27,31%; và 30,41% so với năm 2003; tương tự như vậy, giai đoạn thực hiện nghị định 115/2007/NĐ-CP, giá trị thực tế của TLP các năm 2010, 2011 và 2012 đã giảm đi tương ứng là 10,57%; 26,01%; và 43,03% so với năm 2009.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả kiến nghị một số giải pháp và chính sách phù hợp cần được nghiên cứu đề xuất để khắc phục yếu tố biến động của trượt giá đến quản lý khai thác công trình thủy lợi.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chính sách về mức thu thuỷ lợi phí (TLP) thường chậm sửa đổi, bổ sung so với yêu cầu thực tế. Nghị định 112 năm 1984 về mức thu TLP phí, sau 20 năm(đến 2003) mới được điều chỉnh bằng nghị định 143/2003/NĐ-CP, và sau 05 năm (đến 2008) mới lại được điều chỉnh bằng nghị định 115. Trong khoảng thời gian đó, các yêu tố giá cả đầu vào phục vụ sản xuất có sự biến động lớn như: tiền lương, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng… nhưng mức thu không được điều chỉnh, vì vậy giá trị thực tế của TLP đã giảm dần, các đơn vị rất khó khăn trong hoạt động, nhất là các năm có biến động giá lớn. Khi nguồn thu cố định mà các khoản chi tăng lên, các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi (CTTL) luôn ưu tiên chi trả lương, tiền điện... trước, phần còn lại mới dành cho sửa chữa công trình. Điển hình giai đoạn năm 2003-2007, một số đơn vị thu không đủ chi trả lương cho công nhân như ở Ninh Bình, Bắc Giang… nên không có nguồn để sửa chữa công trình và đây là nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của các CTTL mà cho đến nay vẫn chưa có giải pháp sửa đổi cho phù hợp.

Do vậy, tác động của trượt giá đến công tác quản lý khai thác CTTL sẽ được nghiên cứu định lượng bằng xác định giá trị TLP thực tế so với mức thu TLP khởi điểm để thấy rõ các mức độ tác động làm cơ sở kiến nghị giải pháp chính sách về vấn đề này.

2. Phương pháp nghiên cứu

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Xác định các khoản chi so với mức thu TLP quy định tại NĐ 143 và NĐ 115

3.2. Xác định tỷ trọng vật liệu, nhân công, máy thi công và chi phí xây dựng cơ bản khác trong chi phí sửa chữa công trình

3.3. Phân tích quá trình tăng giá nhân công, điện và vật liệu trong quản lý khai thác CTTL

3.4. Đánh giá ảnh hưởng của biến động giá và chính sách tiền lương đến mức thu TLP

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Viện Kinh tế và Quản lý thuỷ lợi, 2012 - Báo cáo nghiên cứu xác định ảnh hưởng của biến động giá cả và chính sách tiền lương đến sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng chống xuống cấp các hệ thống công trình thủy lợi.

[2]. Viện Kinh tế và quản lý Thủy lợi, 2010 - Nghiên cứu xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi cho các Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ, sông Đáy và sông Tích quản lý, thuộc thành phố Hà Nội.

[3]. Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên khai thác thủy lợi Kẻ Gỗ - Số liệu thực hiện và kế hoạch sản xuất từ năm 2007 đến năm 2011.


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu tác động của tăng giá vật tư, vật liệu, điện và sự tăng tiền lương đến mức thu thủy lợi phí thực tế - Kiến nghị một số giải pháp chính sách trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

Tác giả: TS. Đặng Ngọc Hạnh
Viện Kinh tế và Quản lý Thủy lợi

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: