TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu thành phần cấp phối vật liệu hỗn hợp Asphalt chèn trong đá học sửa chữa lớp bảo vệ mái đê biển Hải Thịnh - Hải Hậu - Nam Định

17/07/2018

Bài báo giới thiệu kết quả tính toán thành phần cấp phối vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc để thi công thử nghiệm sửa chữa lớp bảo vệ mái đê phía biển thuộc đê biển Hải Thịnh – Hải Hậu – Nam Định. Qua các kết quả thí nghiệm trong phòng và tại hiện trường, các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp asphalt lựa chọn như độ nhớt, độ phân tầng, độ bám dính đều đạt yêu cầu, đáp ứng điều kiện thi công tại hiện trường.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Công nghệ vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc để bảo vệ mái đê biển đang được triển khai nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu ứng dụng vật liệu hỗn hợp để gia cố đê biển chịu được nước tràn qua do sóng, triều cường, bão và nước biển dâng ”. Một trong những nội dung quan trọng của đề tài là ứng dụng thử nghiệm vật liệu hỗn asphalt chèn trong đá hộc để thi công thử nghiệm lớp bảo vệ mái đê cho một đoạn đê biển làm cơ sở thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm cho việc hoàn thiện công nghệ và triển khai ứng dụng rỗng rãi trong tương lai. Việc lựa chọn thành phần cấp phối vật liệu hỗn hợp asphalt để chèn vào khe kẽ và liên kết các viên đá hộc thả rối trên đê biển là một trong những khâu quan trọng nhất của công nghệ xây dựng loại vật liệu này. Để công trình xây dựng đảm bảo yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, thì một trong những vấn đề then chốt là chọn được thành phần vật liệu hợp lý, tận dụng được vật liệu địa phương, phù hợp với điều kiện tự nhiên và trình độ công nghệ của khu vực xây dựng. Như vậy, việc thiết kế thành phần cấp phối vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc nhằm thoả mãn các điều kiện cơ bản sau:

- Đủ hàm lượng bitumen nhằm đảo bảo công trình làm việc lâu dài;

- Đáp ứng yêu cầu về các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu như: độ nhớt, khả năng bám dính với đá hộc, độ chống thấm (nếu có) để đáp ứng yêu cầu thi công và công trình có thể đảm bảo an toàn dưới tác dụng của tải trọng và các tác động từ môi trường;

- Tận dụng tối đa vật liệu địa phương, giảm thiểu lượng dùng các vật liệu đắt tiền, nhập ngoài để đảm bảo yêu cầu về chỉ tiêu kinh tế.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, VẬT LIỆU SỬ DỤNG

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Vật liệu sử dụng

3. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN

3.1. Lựa chọn thành phần cấp phối trong phòng thí nghiệm

3.2. Điều kiện thí nghiệm

3.3. Kết quả thí nghiệm trong phòng thí nghiệm

4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 [1]     Vũ Đức Chính và nnk – Sổ tay thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa theo phương pháp Marshall, Hà Nội - 2009;

[2]      Chuyên đề “Nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật đối với chất độn mịn dùng trong vật liệu hỗn hợp” – 2013.

[3]      Chuyên đề “Nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật đối với cốt liệu dùng trong vật liệu hỗn hợp” – 2013.

[4]      Chuyên đề “Nghiên cứu thiết kế thành phần vật liệu hỗn hợp dùng để gia cố mái đê biển” – 2013.

[5]      Nguyễn Thanh Bằng - Kết quả nghiên cứu xây dựng phương pháp tính toán thành phần cấp phối vật liệu hỗn hợp asphalt chèn trong đá hộc Bảo vệ mái đê biển trong điều kiện Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy lợi, số 29 tháng 12-2015.

[6]      Quy trình công nghệ sản xuất vật liệu hỗn hợp gia cố lớp bảo vệ đê biển - 2013.

[7]      Cẩm nang bitum shell trong xây dựng công trình giao thông - 1990.

[8]      Rijkswaterstaat Communication – The use of asphalt in hydraulic engineering, Netherlands – 1984.


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu thành phần cấp phối vật liệu hỗn hợp Asphalt chèn trong đá học sửa chữa lớp bảo vệ mái đê biển Hải Thịnh - Hải Hậu - Nam Định

Tác giả:

TS. Nguyễn Thanh Bằng
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI  

Ý kiến góp ý: