Nghiên cứu thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển thành năng lượng điện dạng phao nổi
25/07/2016 Bài báo giới thiệu các kết quả nghiên cứu thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển thành điện năng sử dụng nguyên lý phao nổi. Các kết quả phân tích và tính toán cho thấy tiềm năng của năng lượng sóng biển Việt Nam đặc biệt là khu vực từ Bình Thuận tới Cà Mau là rất lớn. Bài báo cũng đưa ra một số kết quả tính toán cho thiết bị biến đổi năng lượng sóng biển áp dụng cho vùng có mức năng lượng lớn I. MỞ ĐẦU Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo khá dồi dào và đa dạng bao gồm: Năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sóng biển, nhiên liệu sinh học và địa nhiệt… được phân bố từ Bắc tới Nam. Ngày nay, do nhu cầu sử dụng năng lượng đang ngày càng cao ở Việt Nam nên việc sớm khai thác các nguồn năng lượng đó là rất cần thiết không những có thể thay thế các nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việt Nam có hơn 3260km bờ biển, sóng biển trung bình cao 0,6m trong hơn 2/3 thời gian của năm. Theo sơ đồ phân bố, mật độ năng lượng sóng biển nước ta trung bình vào khoảng 15-20 kW/m2. Đây là nguồn năng lượng sạch, có tiềm năng rất lớn nhưng hiện tại ít được quan tâm. Tính theo chiều dài bờ biển nước ta thì năng lượng từ sóng biển từ 45-60 MW trên mỗi đợt sóng [1]. Việc nghiên cứu thiết bị biến đổi năng lượng sóng có ý nghĩa vô cùng lớn mở ra một hướng mới nhằm giải quyết nhu cầu năng lượng chung của đất nước cũng như cho các khu vực và lĩnh vực hoạt động mà nguồn cung cấp năng lượng còn rất khó khăn (ven biển, hải đảo, các hoạt động trên biển…) trong tương lai. So với các nguồn năng lượng tái tạo khác, năng lượng sóng biển có tiềm năng lớn, không ảnh hưởng nhiều đến cảnh quan môi trường, tuy nhiên, chưa được sử dụng nhiều. Năng lượng điện từ sóng biển đã được thử nghiệm nhiều năm qua nhưng hiệu quả chưa cao. Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển và thế giới đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra thì việc nghiên cứu chuyển hóa năng lượng của sóng thành năng lượng điện là hướng đi ngày càng có triển vọng. II. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MỘT SỐ THIẾT BỊ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG SÓNG BIỂN III. TÍNH TOÁN NĂNG LƯỢNG CHUYỂN ĐỔI CỦA MÔ HÌNH PHAO KHAI THÁC NĂNG LƯỢC SÓNG IV. NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CHO VÙNG BIỂN VIỆT NAM V. KẾT LUẬN Từ phân tích đặc điểm nguyên lý làm việc của một số loại thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển chúng ta thấy rằng việc nghiên cứu thiết bị tối ưu áp dụng cho vùng biển Việt Nam là cần thiết. Tác giả cũng đã đưa ra mô hình tính toán và áp dụng cho một số khu vực tại Việt Nam, tính thử và so sánh một số phương án trên khu vực 1km2. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Năng lượng sóng biển khu bực biển Đông và vùng biển Việt Nam. Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, Dương Công Điền. NXB Khoa học tự nhiên & công nghệ - 2011. [2]. Michael E.McCormick : Ocean Wave Energy Conversion ( Copyright by Michael E.McCormick). IBSN-10: 0-486-462445-5 -2007 [3]. Holmén, E. : Report on Simulations of the Behaviour of Turbine Units and Storage Basin Level for Four Turbine Layouts", Veterankraft AB, Stockholm, 27.11.1999. [4]. Các số liệu được lấy từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương. Số 4 Đặng Thái Thân - Hà nội. Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng biển thành năng lượng điện dạng phao nổi Tác giả: TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
ThS. Phùng Văn Ngọc - Viện Khoa học Thủy lợi Miền Trung và Tây Nguyên
GS.TS. Nguyễn Thế Mịch, TS. Lê Vĩnh Cẩn - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
ThS. Đoàn Thị Vân - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương
Ý kiến góp ý: