TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu thực nghiệm chế độ tưới thích hợp cho cây nho lấy lá bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt tại vùng khan hiếm nước

13/03/2019

Nghiên cứu thực nghiệm chế độ tưới bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt (có lắp đặt thêm hệ thống tưới phun sương cải tạo vi khí hậu) cho cây nho lấy lá trong 3 mùa vụ với 3 chu kỳ tưới: 2 ngày (CK2), 3 ngày (CK3), và 4 ngày (CK4), tại vùng khan hiếm nước, tỉnh Bình Thuận. Đo đạc các yếu tố khí tượng hàng ngày phục vụ tính toán lượng nước tưới thực nghiệm bằng phương pháp Penman. Sau khi tính được lượng nước tưới ban đầu, thiết lập thêm 2 mức tưới khác: tăng thêm 25% và giảm 25% so với mức tưới ban đầu (các hệ số mức tưới m1(nhiều nước) = 1,25, m2 (mức ban đầu) = 1,0 và m3(ít nước) = 0,75). So với kỹ thuật tưới truyền thống, lượng nước của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước CK2 từ 48,70-88,40%, CK3 từ 47,58-87,81%, CK4 từ 40,25-75,31%. Kết quả quan trắc thực nghiện các chỉ tiêu cho thấy: trong cùng một chu kỳ tưới, trọng lượng lá cây các lô có thêm hệ thống tưới phun sương lớn hơn các lô còn lại, các lô có mức nước tưới thấp đạt hiệu quả sử dụng nước cao nhất, tiếp đến là mức tưới trung bình và mức tưới cao. So sánh cùng mức tưới, lá cây các lô CK2 phát triển nhanh, trọng lượng lớn hơn và có thời gian thu hoạch sớm hơn các lô CK3 và CK4. Các lô có lắp đặt thêm hệ thống tưới phun sương đạt hiệu quả sử dụng nước cao hơn các lô tưới nhỏ giọt đơn thuần và lô đối chứng. Thiết lập chế độ tưới nhỏ giọt thích hợp cho cây nho lấy lá với chu kỳ 2ngày và mức tưới thấp, theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây, góp phần ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp tại vùng khô hạn một cách hiệu quả.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiên cứu chế độ tưới cho cây trồng cạn để xác định: nhu cầu nước cho cây trong quá trình sinh trưởng thay đổi tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, mực nước ngầm, trình độ sản xuất, năng xuất sản phẩm… Đối với cây trồng cạn, hiện có các phương pháp nghiên cứu chế độ tưới chính dựa theo: giai đoại sinh trưởng, các chỉ tiêu sinh lý, hình thái bên ngoài của cây, độ ẩm của đất... [2], [3], [4], [5], [7], [10], [14].

Trên thế giới, cây nho lấy lá được trồng nhiều ở khu vực từ 30-500 Bắc và Nam của Xích đạo như: California – Mỹ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Nam Australia, Trung Quốc, Thái Lan..., Năm 2006, giống nho lấy lá Thomson Seedless được nhập từ Brazil - nơi có nguồn nước dồi dào và ổn định, về trồng tại Việt Nam. Do đặc điểm sinh lý của cây phù hợp với điều kiện tự nhiên, trong đó có khu vực phía Nam (Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng…), nên cây đã phát triển rất tốt và sản phẩm được thu hoạch ổn định để phục vụ chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề tưới nước cho cây mới chỉ dừng ở phương pháp tưới truyền thống (tưới dải hoặc tưới rãnh), nên rất lãng phí nước và không hiệu quả. Theo chuyên gia về trồng nho Wolfgang W.Schaefer (CHLB Đức) [18], người đã đưa cây nho lá từ Brazil tới Việt Nam khẳng định, hiện nay trên thế giới chưa có bất cứ nghiên cứu nào về chế độ tưới hợp lý cho cây nho lấy lá, đặc biệt là tại những vùng nhiệt đới khan hiếm nước, việc nghiên cứu chế độ tưới mới chỉ được thực hiện dành cho cây nho lấy quả, sau đó dùng kết quả nghiên cứu này để ứng dụng tưới cho cây nho lấy lá. Do sản phẩm của 2 loại cây nho (lấy quả và lấy lá) khác nhau, đòi hỏi yêu cầu chăm sóc, chế độ nước và chế độ dinh dưỡng trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cũng rất khác nhau. Ở Việt Nam, đã có các nghiên cứu cho cây trồng cạn: cà phê, tiêu, thanh long, bưởi, mía, rau màu... nhưng đối với cây nho lấy lá, đây là cây trồng mới nên hiện nay việc nghiên cứu chế độ tưới hợp lý cho cây vẫn chưa được thực hiện. Trong điều kiện nguồn nước thiếu hụt ở nhiều nơi trên thế giới và tại Việt Nam, đặc biệt là đối với những vùng khó khăn và bức xúc về nguồn nước như Nam Trung bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận), việc ứng dụng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn sẽ rất quan trọng, giúp giảm lượng nước tổn thất tới mức thấp nhất và nâng cao năng suất cây trồng một cách đáng kể [1], [2], [3], [6], [10], [15], [17]. Vì vậy, nghiên cứu chế độ tưới thích hợp cho cây nho lấy lá bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt vùng khan hiếm nước là rất cần thiết, để xác định chu kỳ tưới và lượng nước tưới hợp lý theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước và chất lượng sản phẩm cây trồng, từ đó khuyến cáo người dân ứng dụng và nhân rộng mô hình tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp.

2. ĐỐI TƯỢNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.3. Thiếp lập mô hình thực nghiệm

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả đo đạc các yếu tố khí tượng

3.3. Lượng nước tưới cho cây trồng trong mùa vụ

3.4. Hiệu quả của tưới tiết kiệm nước đối với sự phát triển và năng suất cây trồng

3.5. Hiệu quả sử dụng nước (Water Use Efficiency - WUE)

3.6 Thiết lập chế độ tưới cho cây nho lấy lá bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]        Dan Goldberg, Baruch Gornat, Daniel Rimon (1976), Drip Irrigation Principles, design and agricultural practices, Isreael.

[2]        Đoàn Doãn Tuấn và nnc. (2011). Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đề tài KHCN cấp Nhà nước.

[3]        Ed Hellman (2015). Irrigation Scheduling of Grapevines with Evapotranspiration Data. Texas A&M Agrilife Extension.

[4]        Hà Học Ngô (1977), Chế độ tưới nước cho cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[5]        Larry E. Williams (2001), Irrigation of Winegrapes in California. Department of Viticulture & Enology, University of California-Davis, and Kearney Agricultural Center.

[6]        Lê Sâm (2002), Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[7]        Lê Thị Nguyên (1994), Nghiên cứu xác định nhu cầu nước của cây trồng cạn vùng đồng bằng sông Hồng. Đề tài cấp bộ (Bộ NN&PTNT). 

[8]        Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (1996), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng, Nhà xuất bản Giáo Dục.

[9]        NETAFIM (1994), Irrigation System and Low Volume Irrigation Systems, Israel.

[10]      Nguyễn Quang Trung (2008), Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước cho cây nho và thanh long vùng khô hạn Nam Trung Bộ, Đề tài cấp bộ (Bộ NN&PTNT).

[11]      Nguyễn Thị Lan, Phạm Tiến Dũng (2006), Giáo trình phương pháp thí nghiệm, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[12]      Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Trọng Hà (2006), Nghiên cứu công nghệ tưới giữ ẩm cho dứa vùng đồi Bắc Trung Bộ nhằm nâng cao giá trị thương phẩm. Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ NN&PTNT).

[13]      Richard H. Cuerca (1989), Irrigation System Design An Engineering Approach, New Jersey 07632.

[14] Trần Công Tấu, Nguyễn Thị Dần (1996), Độ ẩm với cây trồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[15]      Tran Thai Hung, Xing Wengang, Hoang Cam Chau (2008), Research on suitable drip irrigation schedule for tomato, Center for Science and Technology Development, Ministry of Education, China, ISSN 1673-7180.

[16]      Trần Thái Hùng, Võ Khắc Trí, Lê Sâm (2014), Nghiên cứu đề xuất giải pháp khoa học và công nghệ về hạ tầng cơ sở thủy lợi phục vụ phát triển cây nho lấy lá xuất khẩu tại tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT (chuyên đề Bảo vệ môi trường trong ngành Nông nghiệp & PTNT), pp.11-19.

[17]      Tran Thai Hung, Vo Khac Tri, Le Sam (2016), Research on Infiltration Spread in Soil of Drip Irrigation Technique for Grape Leaves at the Water Scarce Region of Vietnam. International Journal of Agricultural Science and Technology, Vol.4, No.2-August 2016 (ISSN: 2327-7645), DEStech Publications, Inc. USA. pp.45-54.

[18]      Wolfgang W.Schaefer (2016), Tropical Viticulture Consultalts, http://www.tropical-viticulture.com/


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu thực nghiệm chế độ tưới thích hợp cho cây nho lấy lá bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt tại vùng khan hiếm nước

Tác giả:

Trần Thái Hùng, Võ Khắc Trí, Lê Sâm
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: