Nghiên cứu thực nghiệm động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt để xác định chế độ tưới hợp lý cho cây nho lấy lá vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn)
21/12/2020Nghiên cứu thực nghiệm động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt cho cây nho lấy lá trong 3 mùa vụ với 3 chu kỳ tưới: 2 ngày (CK2), 3 ngày (CK3), và 4 ngày (CK4), tại vùng khan hiếm nước, tỉnh Bình Thuận. Động thái ẩm theo các tầng đất có sự khác biệt rõ ràng, cuối chu kỳ tưới độ ẩm tầng chứa bộ rễ hoạt động 5÷20cm nhỏ hơn tầng mặt 0÷5cm và tầng 20÷30cm phía dưới, nhỏ nhất là tầng 10÷15cm: từ 11,8÷12,5% (CK2-V3), 8,1÷8,2% (CK3-V3), 4,7÷4,9% (CK4-V3). Thời điểm cuối chu kỳ tưới, độ ẩm CK2 vẫn lớn hơn độ ẩm tại điểm stress nước của cây (θp), cuối CK3 (trừ tầng mặt và tầng đáy không chứa bộ rễ) và cuối CK4 có độ ẩm giảm xuống thấp hơn giá trị độ ẩm θp, đôi khi nằm sát giá trị độ ẩm tại điểm héo, làm cho cây trồng bị thiếu nước. Động thái ẩm của đất trong ngày là rất khác nhau, sự giảm độ ẩm vào ban ngày lớn hơn buổi tối và đêm, buổi chiều giảm nhiều hơn buổi sáng. Hao tụt độ ẩm thời đoạn 9÷15g có giá trị lớn nhất, kế đến là từ 15÷21g, 3÷9g và thấp nhất là từ 21÷3g sáng hôm sau. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để ứng dụng xác định chế độ tưới tiết kiệm nước hợp lý cho cây nho lấy lá nói riêng và các cây trồng cạn (có đặc điểm tương tự) nói chung thuộc vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn) Nam Trung Bộ.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để phục vụ công tác thủy nông có khoa học và tự động hóa, việc nghiên cứu động thái ẩm trong đất trồng luôn được quan tâm bởi các nhà khoa học, nhà sản xuất thiết bị và cả những người nông dân trực tiếp sản xuất. Ở những trung tâm nghiên cứu và các trang trại sản xuất các loại nông sản có giá trị kinh tế cao ở các nước phát triển, người ta thường lắp đặt các thiết bị tự động đo áp lực hút nước của đất (Tensiometer) để theo dõi sự động thái độ ẩm của đất phục vụ các mục đích nghiên cứu hoặc quản lý tưới. Bên cạnh sự phát triển các hệ thống quan trắc công nghệ cao, việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm quá trình vận động của nước trong đất và động thái ẩm của đất đã được quan tâm. Nhiều mô hình toán mô phỏng quá trình vận động của nước và chất trong đất vẫn đang được phát triển. [3], [5], [7], [8], [9], [12].
Từ năm 1999÷2010, giống nho lấy lá IAC 572 đã được nhập khẩu từ Brazil về trồng để lấy lá chế biến xuất khẩu. Do đây là cây trồng mới ở Việt Nam, nên đến nay việc xác định chế độ tưới hợp lý cho cây vẫn chưa được thực hiện [1]. Vì vậy, nghiên cứu thực nghiệm trong 3 mùa vụ (vụ V1 từ 01/01÷30/4/2012, vụ V2 từ 01/9÷30/12/2012, vụ V3 từ 01/01÷30/4/2013) với 3 chu kỳ tưới (2 ngày - CK2, 3 ngày - CK3 và 4 ngày - CK4), tại trang trại nho lấy lá thuộc tỉnh Bình Thuận nhằm xác định chế độ tưới hợp lý cho cây trồng là rất cần thiết. Để có cơ sở khoa học thiết lập chế độ tưới hợp lý cho cây, việc nghiên cứu và phân tích thực nghiệm động thái ẩm của đất theo các chu kỳ tưới và tầng đất canh đã đáp ứng được yêu cầu quan trọng này.
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.2. Nội dung nghiên cứu
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Mô tả phẫu diện đất và kiểm tra các đặc tính cơ lý của đất
3.2 Kiểm định dữ liệu thực nghiệm [2]
3.3 Phân tích động thái ẩm của đất
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Công ty TNHH Thực phẩm YERGAT (YERGAT PACKING CO., INC). (2011). Kết quả chọn lọc, khảo nghiệm giống nho IAC 572 lấy lá làm thực phẩm xuất khẩu.
[2]. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản Hồng Đức.
[3]. Kim. N.Q. and Kawano, H. (1997). Soil and plant based irrigation management model: formulation and application. Transaction of JSIDRE. Vol. 187, p1÷8.
[4]. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh. (1996). Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón và cây trồng. NXB Giáo Dục.
[5]. Ngô Sỹ Giai và cs. (2004). Nghiên cứu điều kiện độ ẩm đất phục vụ phát triển các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây cỏ chăn nuôi ở các vùng trung du, miền núi Việt Nam. Đề tài KHCN cấp Bộ.
[6]. Phạm Quang Khánh và cs. (2003). Báo cáo chú dẫn bản đồ đất tỉnh Bình Thuận. Chương trình “Điều tra bổ sung, chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất phục vụ công tác quy hoạch Nông - Lâm nghiệp và thủy lợi cấp tỉnh Vùng Đông Nam bộ”. Dự án cấp tỉnh.
[7]. Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Trọng Hà (2006), Nghiên cứu công nghệ tưới giữ ẩm cho dứa vùng đồi Bắc Trung Bộ nhằm nâng cao giá trị thương phẩm. Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ NN&PTNT).
[8]. Per-Erik Jansson & Louise Karlberg. (2016). Coupled heat and mass transfer model for soil-plant-atmosphere systems. Dept. of Land and Water Resources Engineering Royal Institute of Technology. KTH ROYAL INSTITUTE OF TECHNOLOGY, Sweden.
[9]. Tran Thai Hung, Xing Wengang. (2008). Research on infiltration flow and soil moisture dynamics according to soil depth for drip irrigation technique. Center for Science and Technology Development, Ministry of Education, China.
[10]. Tran Thai Hung, Vo Khac Tri, Le Sam (2016), Research on Infiltration Spread in Soil of Drip Irrigation Technique for Grape Leaves at the Water Scarce Region of Vietnam. International Journal of Agricultural Science and Technology, Vol.4, No.2-August 2016 (ISSN: 2327-7645), DEStech Publications, Inc. USA. pp.45-54.
[11]. Trần Thái Hùng, Võ Khắc Trí, Lê Sâm. (2017). Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng đường đặc trưng ẩm của đất (pF) phục vụ xác định chế độ tưới hợp lý cho cây trồng cạn tại vùn g khô hạn Nam Trung Bộ. Tạp chí KHKT Thủy lợi và Môi trường, Đại học Thủy lợi. Số 57, trang 40 ÷ 49.
[12]. Võ Khắc Trí (2002). Nghiên cứu sự chuyển vận của nước và chất hòa tan trong đất phèn Đồng Tháp Mười. Luận án tiến sỹ kỹ thuật.
Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu thực nghiệm động thái ẩm của đất trong kỹ thuật tưới nhỏ giọt để xác định chế độ tưới hợp lý cho cây nho lấy lá vùng khan hiếm nước (vùng khô hạn)
Tác giả:
Trần Thái Hùng
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
Ý kiến góp ý: