TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu tính toán trạng thái ứng suất trong hệ bản cọc làm việc đồng thời

20/11/2019

Nghiên cứu trạng thái ứng suất của hệ bản cọc trong từng điều kiện chịu lực khác nhau khi xét đến sự làm việc đồng thời của hệ bản và cọc nhằm tận dụng tối đa khả năng làm việc của hệ cọc, tiết kiệm về mặt kinh tế và nâng cao chất lượng về mặt kỹ thuật đảm bảo công trình làm việc ổn định, bền vững.

Trong bài báo này nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn với sự hỗ trợ của phần mềm SAP 2000, mô hình hóa phần tử theo mô hình không gian ba chiều, có xét tới tương tác giữa cọc và nền để phân tích trạng thái ứng suất của hệ bản cọc khi làm việc đồng thời với các tổ hợp tải trọng khác nhau. Kết quả nghiên cứu về trạng thái ứng suất của hệ bản cọc khi làm việc đồng thời, phân bố ứng suất trên đầu cọc trong các trường hợp sử dụng sơ đồ hệ cọc. 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 

Ngày nay với phát triển của kinh tế việc xây dựng các công trình xây dựng diễn ra khắp mọi nơi. Đi kèm với vấn đề phát triển kinh tế là vấn đề ô nhiễm môi trường, hạn hạn, biến đổi khí hậu, nước biển dâng…Việt Nam là nước chịu nhiều ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu nước biển dâng. Đê đối phó với tình trạng này nước ta đã đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi để nhằm mục đích điều tiết và ngăn chặn hiện tượng này. Trên thực tế đã xuất hiện các công trình như các cống điều tiết; cống lấy nước; cống ngăn triều, giữ ngọt…nhằm phục vụ mục đích trên. Đi theo việc xây dựng các công trình đó là các giải pháp về mặt kết cấu, ổn định công trình để đảm bảo công trình hoạt động một cách an toàn bền vững. Sử dụng cọc để gia cố nền đất yếu là phương pháp phổ biến khi xây dựng các công trình thuỷ lợi. Tuy nhiên hiện thực khách quan cho thấy khi sử dụng cọc chúng ta chưa đánh giá đến sự làm việc đồng thời của bản và cọc dẫn đến việc sử dụng cọc thiên lớn làm hao phí về kinh tế.

1.1 Đặc điểm làm việc của công trình bê tông trên nền đất

1.2 Ứng dụng và phân loại cọc bê tông cốt thép

1.3. Hoạt động của nhóm cọc

2. Cơ sở nghiên cứu sức chịu tải của cọc theo điều kiện đất bao quanh cọc

3 Cơ chế làm việc của hệ bản  – cọc

4. Kết quả ứng dụng vào công trình thực tế

4.1. Vị trí địa lý, đặc điểm công trình

4.2. Ứng dụng phần mềm SAP 14 tính toán khả năng chịu tải của hệ bản cọc

5. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]          Giáo trình cơ học đất trường Đại học Thuỷ lợi

[2]          Giáo trình nền móng trường Đại học Thuỷ lợi

[3]          Ths Hồng Tiến Thắng – tài liệu hướng dẫn sử dụng SAP 200 V12

[4]          PGS.TS Trịnh Văn Cương, Địa kỹ thuật tài liêụ giảng dạy sau đại học 2002

[5]          GS.TS Vũ Công Ngữ, Phân tích và thiết kế móng cọc – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 2004

[6]          Phân tích và thiết kế kết cấu bằng phần mềm SAP 2000

[7]          PhD. Shamsher Prakash, Hari D. Sharma. Pile foudations in engineering practice – Móng cọc trong thực tế xây dựng. Nhà xuất bản xây dựng 1999.

[8]          Journal of geotechnical and geoenviromental engineer 2001


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu tính toán trạng thái ứng suất trong hệ bản cọc làm việc đồng thời

Tác giả:   

Đào Văn Hưng
Đại học Thủy lợi Hà Nội
Phùng Văn Ngọc
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Phạm Thanh Tâm
Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: