Nghiên cứu tính toán xâm nhập mặn trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có xét tới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
06/01/2016 Xâm nhập mặn là một trong những thách thức lớn cho các tỉnh miền Trung Việt Nam, đặc biệt nó có xu hướng trầm trọng hơn dưới tác động của biến đổi khí hậu. Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá và dự báo tình hình xâm nhập mặn trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn sử dụng mô hình MIKE 11. Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu năm 1999, 2003 và số liệu dự báo theo kịch bản biến đổi khí hậu B2 do bộ Tài Nguyên và Môi trường xây dựng để tính toán mô phỏng xâm nhập mặn theo 03 kịch bản thời kỳ 1980-1999, 2020-2039 và 2040-2059. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng cách xâm nhập mặn vào trong sông lớn nhất ứng với độ mặn 4‰ tại sông Vu Gia và Thu Bồn là 23km và 19km. Đối với thời kỳ 2020-2039 và 2040-2059, khoảng cách xâm nhập mặn lớn nhất có sự thay đổi đáng kể so với thời kỳ nền 1980-1999. Sự thay đổi này được dự báo lớn nhất trên sông Trường Giang với khoảng cách tăng trên 3km I. GIỚI THIỆU CHUNG Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là hệ thống sông lớn ở vùng Duyên hải Trung Trung Bộ có tổng lượng nước là 20 tỷ m3/năm. Toàn bộ lưu vực nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn có diện tích lưu vực: 10.350 km2, trong đó diện tích nằm ở tỉnh Kon Tum: 560,5 km2, còn lại chủ yếu thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng. Từ năm 2000 tới nay, nhiều vùng trong lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn liên tục chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Nguồn nước trên trên các sông Vĩnh Điện và Câu Lâu (vùng hạ lưu Thu Bồn) vào mùa kiệt (từ tháng 01 đến tháng 08) liên tục bị nước mặn xâm nhập sâu, với nồng độ mặn ngày càng lớn, thời gian xuất hiện ngày càng sớm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân các huyện Duy Xuyên, Điện Bàn, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Nẵng [6]. Để có thể đề xuất được các giải pháp ứng phó với tình hình nhiễm mặn cho hiện tại và tương lai trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn, phục vụ cho công tác quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội vùng lưu vực sông này, yêu cầu đặt ra là phải tính toán được các số liệu về xâm nhập mặn tương ứng. Bài báo trình bày một số kết quả chính trong việc ứng dụng mô hình MIKE 11 tính toán xâm nhập mặn cho lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU SỬ DỤNG 1. Phương pháp nghiên cứu 2. Tài liệu sử dụng cho tính toán a. Tài liệu địa hình lòng sông b. Biên của mô hình c. Tài liệu khí tượng thủy văn d. Tài liệu về đập dâng III. SƠ ĐỒ TÍNH TOÁN THỦY LỰC IV. HIỆU CHỈNH VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH a. Hiệu chỉnh mô hình b. Kiểm định mô hình c. Tính toán xâm nhập mặn V. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VI. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, 2011 [2]. De Azevedo, G., T. Gates D. Fontane J. Labadie, and R. Porto, Integration of Water Quantity and Quality in Strategic River Basin Planning, Journal of. Water Resources.Planning and Management, 126(2), 85-97, 2000. [3]. DHI. 2007. A Modelling System for River and Chanels-Mike 11 User Manual [4]. Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung và Kanchit Likitdecharote, Mô Phỏng xâm nhập Mặn đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động mực nước biển dâng và sự suy giảm lưu lượng từ thượng nguồn, Tạp chí khoa học trường đại học Cần Thơ, 2012:21b, 141-150 [5]. Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN Quảng Nam, ‘Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài nguyên đất và nước lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn’, 2009 [6]. Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Môi trường, Tác động của Biến đổi khí hậu tới nguồn nước và các giải pháp thích ứng, Báo cáo cuối cùng, 2010. Xem chi tiết bài báo: Nghiên cứu tính toán xâm nhập mặn trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn có xét tới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Tùng Phong - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI
ThS. Nguyễn Văn Đại - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Ý kiến góp ý: