TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu và đề xuất phương án quản lý nước cho rừng tràm ở vườn quốc gia U Minh Thượng trong điểu kiện hiện nay

25/06/2021

Từ sau khi xảy ra cháy rừng năm 2002 đến nay, do tâm lý e ngại cháy rừng có thể xảy ra nên quản lý nước trong hồ rừng luôn được giữ ở mức cao nên ảnh hưởng tới sự phát triển của cây tràm. Mặc dù từ năm 2010 vường quốc gia (VQG) U Minh Thượng (UMT) đã có những điều chỉnh phân khu quản lý nước trong rừng, bước đầu đã mang lại hiệu quả cho khu A và khu B, nhưng khu C là vùng quan trọng nhất của rừng tràm U Minh thì chưa được cải thiện đáng kể. Như vậy, cần phải có những điều chỉnh trong quản lý nước cho từng phân khu cũng như cho cả vùng lòng hồ. Kết quả nghiên cứu dựa trên hiện trạng hệ thống công trình hiện có, căn cứ một phần vào quy hoạch VQG đã được phê duyệt để đưa ra quan điểm điều chỉnh lại phân khu quản lý nước trong rừng tràm với 5 khu. Tác giả đề xuất khu D có địa hình cao với lớp than bùn dày được bảo vệ nghiêm ngặt để quản lý môi trường và tăng cường khả năng phát triển của cây tràm. Tăng khả năng phục hồi tái sinh rừng tràm ở các khu có địa hình thấp hơn mà vẫn đảm bảo duy trì đầy đủ các sinh cảnh đặc trưng của rừng tràm phục vụ cho bảo tồn đa dạng sinh học theo đặc trưng tự nhiên vốn có của nó.

1. MỞ ĐẦU

Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của rừng tràm, đặc biệt sau đợt cháy rừng tháng 3 năm 2002 cho thấy không thể bảo vệ tốt VQG U Minh Thượng nếu không làm tốt công tác quản lý nước. VQG U Minh Thượng là khu vực được khép kín bởi hệ thống công trình thủy lợi điều tiết nguồn nước mưa nhằm quản lý và duy trì mực nước chống cháy rừng để bảo vệ khu rừng tràm đặc dụng quý hiếm của ĐBSCL. Chế độ thủy văn được điều tiết ở các thời điểm trong năm bằng các công trình cống, đập, trạm bơm trên hệ thống đê bao trong, đê bao ngoài nhằm mục đích giữ lại nguồn nước mưa vào cuối mùa mưa và điều tiết chúng kéo dài sang hết mùa khô.Các công trình phục vụ cho việc quản lý và điều tiết chế độ nước ở VQG được đánh giá là chưa hoàn thiện nên không có sự phối hợp hoạt động điều tiết nước đồng bộ, dẫn đến mực nước luôn ở mức cao trong rừng.Đây là một phần nguyên nhân làm cho VQG bị ngập nước kéo dài làm cho rừng tràm đặc dụng phát triển kém và gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực rừng. [5] [6] Nghiên cứu, lựa chọn phương án phân khu quản lý nước cho rừng nhằm tìm ra cách thức phân khu hợp lý, kết hợp với hệ thống các công trình cống, đập được bổ sung, điều chỉnh giúp cho việc quản lý điều tiết nước ở VQG thuận tiện nhằm phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng tràm sau cháy rừng là mục tiêu cần hướng đến của tác giả bài báo này.

2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ THỰC TRẠNG PHÂN KHU QUẢN LÝ NƯỚC Ở VQG U MINH THƯỢNG

3. PHÂN KHU PHỤC VỤ QUẢN LÝ NƯỚC CHO RỪNG TRÀM

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt nam (2002), Dự án phát triển cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia U Minh Thượng.

[2] Lương Văn Thanh, Phạm Văn Tùng (2011), Biên hội, đánh giá tổng quan sinh thái VQG U Minh Thượng và đề xuất giải pháp bảo tồn, Đề tài Khoa học công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kiên Giang.

[3] Trần Văn Thắng (2016), Ảnh hưởng của chế độ ngập nước đến thảm thực vật ở VQG U Minh Thượng, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 3/2016.

[4] Phạm Trọng Thịnh (2002), Nghiên cứu diễn biến tái sinh tự nhiên rừng tràm và đề xuất các phương thức phục hồi rừng sau trận cháy rừng tháng 3 năm 2002 tại VQG U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, Phân Viện Điều Tra Quy hoạch Rừng Nam bộ, Tp. Hồ Chí Minh.

[5] Phạm Trọng Thịnh (2015), Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững VQG U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, Phân Viện Điều Tra Quy Hoạch Rừng Nam Bộ, Tp. Hồ Chí Minh.

[6] Phạm Văn Tùng, Lương văn Thanh (2016), Quản lý nước ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng từ sau khi xảy ra cháy rừng tháng 3/2002 đến nay và những tác động đến hệ sinh thái rừng, Tuyển tập Khoa học công nghệ Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam năm 2016.


Xem bài báo tại đây: Nghiên cứu và đề xuất phương án quản lý nước cho rừng tràm ở vườn quốc gia U Minh Thượng trong điểu kiện hiện nay

Tác giả:  

Phạm Văn Tùng
Viện Kỹ thuật Biển

TẠP CHÍ KH&CN THỦY LỢI

Ý kiến góp ý: