TextBody
Huy chương 2

Nghiên cứu xác định bùn cát đến hồ Dầu Tiếng bằng phương pháp quan trắc bùn cát lơ lửng theo thời gian thực

07/10/2024

Hồ Dầu Tiếng là một trong 4 hồ chứa quan trọng đặc biệt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Hồ được xây dựng từ năm 1981, có dung tích thiết kế 1,58 tỷ m3; dung tích mực nước chết là 470 triệu m3. Nhiệm vụ chính của hồ là cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho 5 tỉnh/thành phố gồm: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, qua nhiều năm hoạt động, quá trình hình thành bùn cát lòng hồ đã tạo điều kiện cho các hoạt động khai thác cát và vấn đề đặt ra là cần có một phương pháp và công cụ để có thể theo dõi, quản lý bền vững các hoạt động này. Trên cơ sở đó, một hệ thống quan trắc bùn cát lơ lửng dạng phao nổi kết hợp với tính toán trực tuyến đã được đề xuất thử nghiệm. Quá trình theo dõi liên tục trong 3 năm (năm 2020 - 2022) đã chỉ ra được phân bổ hàm lượng bùn cát về hồ theo tháng, với hơn 1.400 mg/l vào tháng 10 và khoảng 60 mg/l vào tháng 2. Kết hợp với các kết quả nghiên cứu về mô hình toán SWAT và MIKE11 và 21, một hệ thống tính toán theo dõi bùn cát về hồ đã được xây dựng và hoạt động trực tuyến với tần suất 10 phút, nhằm đưa ra được tổng lượng bùn cát về hồ theo tháng. Hệ thống với ưu điểm là có độ tin cậy và chi phí thấp, bước đầu đã cho thấy tính khả thi trong thực tiễn và kiến nghị cần được áp dụng lâu dài cho hồ Dầu Tiếng cũng như mở rộng cho các hồ chứa quan trọng đặc biệt khác.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp luận và công nghệ giám sát

2.2. Thiết kế trạm quan trắc dạng phao nổi

2.3. Cung cấp năng lượng và neo đậu

2.4. Thiết bị cảm biến, ghi và truyền dữ liệu

2.5. Địa điểm nghiên cứu và vị trí lắp đặt

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả quan trắc các chỉ số NTU và TSS trong 3 năm

3.2. Quan hệ giữa độ đục và bùn cát lơ lửng

3.3. Công cụ nhận định bùn cát về hồ hàng năm

4. KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kiên Dũng (1998). Bồi lắng bùn cát hồ Hòa Bình trong những năm đầu tích nước”. Báo cáo tại hội thảo khoa học "Đánh giá ảnh hưởng của hồ Hòa Bình tới môi trường". Viện Khí tượng Thủy văn, Hà Nội.

2. Mai Văn Biểu, Vũ Đình Hòa (1998). Vấn đề bồi lắng hồ Hòa Bình,” Đánh giá ảnh hưởng của hồ chứa Hòa Bình tới môi trường, Hà Nội.

3. J. G. L. M. C. G. Glysson (2000). Adjustment of Total Suspended Solids Data for Use in Sediment Studies. https://doi.org/10.1061/40517(2000)270.

4. Colby B . R. (1964). Practical Computations of Bed - Material Discharge, J. Hydraulics Division, ASCE, , vol.17(5), pp. 898 - 908.

5. Molias A, Yang C. T (1986). Computer Program User's Manual for GSTARS, U.S. Bureau of Reclamation Denver.

6. Lê Xuân Quang và cs (2021). Phương pháp xác định bồi lắng bùn cát hồ Dầu Tiếng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ thủy lợi.

7. Lê Thế Hiếu và cs (2022). Tính toán xác định bồi lắng bùn cát hồ Dầu Tiếng bằng phương pháp kết hợp mô hình SWAT, MIKE 11 và 21. Tạp chí Khoa học và Công nghệ thủy lợi, số 75, p. T39.

8. Chang H. H (1998). Fluvial-12 Mathematical Model for Erodible Channels User’s Manaul, Sandiego, California.

_______________________________________________________________________

Chi tiết bài báo xem tại đây: Nghiên cứu xác định bùn cát đến hồ Dầu Tiếng bằng phương pháp quan trắc bùn cát lơ lửng theo thời gian thực

Lê Thế Hiếu1, Nguyễn Đăng Hà1
Lê Xuân Quang2, *, Nguyễn Xuân Lâm2, Lê Huy Phúc3

1 Cục Thủy lợi
2 Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường
3 Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai

TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Ý kiến góp ý: